Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Rủi ro rình rập người mua chung cư mini

Rủi ro rình rập người mua chung cư mini - 1

Ảnh minh họa

Đổ xô mua chung cư mini vì lợi thế vị trí

Đến đầu năm 2015, thị trường chung cư mini (CCMN) tại Hà Nội sôi động trở lại. Hầu hết CCMN đều nằm ở những vị trí “vàng” tại các quận trung tâm như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Tây Hồ, rất thuận tiện cho việc đi lại. Mặt khác, CCMN còn biết hút khách hàng bằng cách chia căn hộ thành nhiều loại diện tích từ 30 đến 45m2 để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Giá chủ đầu tư rao bán CCMN hiện nay ở mức 19 đến 23 triệu đồng/m2 nhưng vẫn hút khách nhờ lợi thế về vị trí.

Khi mua CCMN, khách hàng luôn được chủ đầu tư cam kết sẽ làm sổ đỏ như các chung cư ở các khu đô thị theo Nghị định 71 Thông tư 16. Để lấy lòng tin của khách hàng, chủ đầu tư sẵn sàng cho khách hàng giữ lại 10 - 20 triệu đồng cho đến khi làm được sổ đỏ. Nhiều gia đình đã chuyển về ở CCMN 4 năm nhưng vẫn chưa được tách sổ, nếu hỏi thì được giải thích “đang chờ cơ quan chức năng xem xét”. Anh Hoàng Văn Dũng, chủ căn hộ CCMN ở phường Nhân Chính (Thanh Xuân) cho biết: “Tôi mua nhà năm 2012, lúc làm hợp đồng mua bán, chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành thủ tục cấp sổ đỏ xong trong năm 2012. Tuy nhiên, sau gần 4 năm chờ đợi, đến nay gia đình tôi chưa nhìn thấy sổ đỏ đâu. Sau nhiều lần hỏi, chúng tôi được chủ đầu tư cho biết, họ đang làm thủ tục hợp pháp hóa 2 tầng xây vượt giấy phép nên chưa thể làm thủ tục tách sổ đỏ theo cam kết…”. 

Cũng có khách hàng lường trước được rủi ro nhưng vẫn chấp thuận, bởi những hấp dẫn về giá và vị trí địa lý CCMN mang lại. Chị Minh Anh, chủ căn hộ CCMN ở phường Bồ Đề (Long Biên) giải thích lý do lựa chọn CCMN: “Trước khi mua căn hộ CCMN, tôi lên mạng tìm hiểu và được biết sẽ có những khó khăn khi làm sổ đỏ. Tuy nhiên, với 680 triệu đồng không đủ để mua căn hộ rộng, lại dễ dàng đi sang trung tâm nên cứ ở tạm rồi tính tiếp…”.

Cầm dao đằng lưỡi

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở TN&MT Hà Nội cho biết, Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 27/6/2010 của Chính phủ có đề cập việc cấp sổ đỏ đối với CCMN. Để được cấp sổ đỏ và chia tách sổ đỏ, chủ đầu tư CCMN phải đảm bảo đầy đủ các quy định chặt chẽ về pháp lý như: Bản sao chứng thực GPXD (kèm theo bản vẽ được duyệt); Bản vẽ mặt bằng xây dựng ngôi nhà chung cư phù hợp với hiện trạng sử dụng đất; Bản vẽ mặt bằng của tầng có căn hộ; Những quy định về nộp sổ đỏ gốc, biên lai đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính… Tuy nhiên, khi đối chiếu theo quy định thì hầu hết CCMN trên địa bàn Hà Nội không đảm bảo các điều kiện để được làm, hoặc chia tách sổ đỏ.

Vị đại diện này cho biết, vì chạy theo lợi nhuận, chủ đầu tư CCMN đã không xây dựng đúng GPXD, xây vượt số tầng, vượt mật độ, không đảm bảo các tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy. Nhiều CCMN xây dựng trên lô đất xen kẹt, đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng. Cá biệt, nhiều chủ CCMN còn lách nghĩa vụ tài chính trong xây dựng CCMN. Với những trường hợp vi phạm phổ biến như trên, các CCMN chỉ có đủ điều kiện cấp một sổ đỏ chung, không thể chia tách sổ đỏ với từng căn hộ.

Đại diện Sở TN&MT Hà Nội khẳng định, nếu chủ đầu tư CCMN vi phạm GPXD, xây sai mật độ, sai chiều cao sẽ không đủ điều kiện cấp sổ đỏ cho khách hàng theo Nghị định 71 và Thông tư 16.

Luật sư Lê Văn Thiệp (Trưởng Văn phòng luật sư Toàn Cầu) phân tích: “CCMN là loại hình nhà ở đã được công nhận hợp pháp. Tuy nhiên, chủ đầu tư các CCMN trên địa bàn Hà Nội phần lớn lại không tuân thủ đúng GPXD nên sẽ rất khó để được cấp sổ đỏ. Nếu xảy ra tranh chấp, phần rủi ro sẽ thuộc về khách hàng. Cả toà CCMN chỉ có một sổ đỏ cấp cho chủ đầu tư, việc chủ đầu tư quản lý sổ đỏ thế nào khách hàng rất khó kiểm soát…”.

Kinh tế Trung Quốc qua lăng kính mì ăn liền

Kinh tế Trung Quốc qua lăng kính mì ăn liền - 1

Những ngày này, dường như thế giới đã quên mất Trung Quốc, khi mọi sự chú ý chỉ đổ dồn vào cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ hay giải pháp mới của Ngân hàng trung ương Nhật Bản để kích thích tăng trưởng kinh tế của nước này. Thậm chí sự kiện khá nổi bật là việc đồng nhân dân tệ chính thức được đưa vào giỏ tiền tệ dự trữ SDR vào ngày 1.10 cũng không được quá chú ý. Sự giảm tốc của nền kinh tế số hai thế giới đã gần như là điều chắc chắn, và có lẽ điều thế giới quan tâm hiện nay chỉ là nó sẽ diễn ra ở mức độ nào mà thôi. Để có một cái nhìn toàn cảnh về kinh tế Trung Quốc hiện tại để từ đó dự đoán tương lai của nó, không gì phù hợp hơn là nhìn vào một món ăn truyền thống của Trung Quốc và giờ đây đã trở thành một món phổ biến trong thế giới hiện đại – mì ăn liền.

Câu thành ngữ được nhiều người cho rằng có nguồn gốc từ Trung Quốc – “nhìn vào một giọt nước sẽ thấy cả đại dương” – đang có vẻ đúng hơn bao giờ hết trong câu chuyện mối liên hệ của ngành sản xuất mì ăn liền Trung Quốc với nền kinh tế nước này. Sự phát đạt của ngành sản xuất mì ăn liền Trung Quốc gắn liền với quá trình tăng trưởng kinh tế chóng mặt của đất nước đông dân nhất hành tinh; theo thống kê trong giai đoạn 2003-2008 vốn là thời điểm kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất, thì doanh số bán mì ăn liền ở nước này cũng tăng phi mã với tốc độ gần gấp đôi, từ mức 4,2 tỉ USD năm 2003 lên mức 7,1 tỉ USD năm 2008.

Hình ảnh tô mì ăn liền thậm chí trở thành biểu tượng của nền kinh tế Trung Quốc, khi hình ảnh tiêu biểu là một công nhân đang cầm tô mì vào giờ nghỉ ở công trường. Mì ăn liền trở thành đại diện cho sự hiện đại hóa ở Trung Quốc không chỉ trong ngành thực phẩm, với các ưu điểm nổi bật như nhanh, thuận tiện và nhất là giá rẻ. Một tô mì ăn liền ở Trung Quốc thường được các công nhân nước này ưa chuộng có giá trung bình chỉ khoảng 2 nhân dân tệ.

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi kể từ thời điểm kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Kinh tế Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vòng ba thập kỷ vào thời điểm cuối năm 2015 (chỉ đạt 6,9%), thì đó cũng là thời điểm ngành sản xuất mì ăn liền của nước này bắt đầu tuột dốc. Vào đầu tháng 9 vừa qua, thương hiệu sản xuất mì ăn liền lớn nhất Trung Quốc là Tingyi đã được gỡ bỏ niêm yết khỏi danh mục chỉ số Hang Seng tại thị trường chứng khoán Hồng Kông, lý do chủ yếu là vì lợi nhuận của công ty này đã giảm tới 60%. Doanh số mì ăn liền tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc đã giảm 6,75% trong năm nay, và là năm thứ tư liên tiếp sụt giảm.

Lý do khiến doanh số của các hãng mì ăn liền Trung Quốc sụt giảm cũng là những lý do đã tạo nên sự giảm tốc của nền kinh tế nước này. Việc làm tại các đô thị ngày càng ít đi, quá trình dịch chuyển nhân lực từ các vùng nông thôn lên thành thị dừng lại và thậm chí di cư ngược đã diễn ra, nó khiến cả kinh tế Trung Quốc lẫn các hãng mì ăn liền phải điêu đứng. Trên thực tế, quá trình tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc những năm qua đã thúc đẩy sự phát triển của các hãng mì, khi nhu cầu thị trường với loại thực phẩm này ngày càng cao, phần lớn là từ tầng lớp lao động từ nông thôn chuyển đến các thành phố làm việc. Với mức thu nhập không cao, mì ăn liền trở thành lựa chọn phổ biến của hàng trăm triệu lao động nhập cư trên khắp Trung Quốc. Nhưng khi quá trình nhập cư giảm dần, và đô thị hóa thì ngừng hẳn lại, thì rõ ràng nhu cầu với các loại thực phẩm giá rẻ và tiện lợi như mì ăn liền sẽ giảm hẳn. Theo thống kê, ngoài mì ăn liền thì các thực phẩm giá rẻ dành cho người lao động tại Trung Quốc cũng sụt giảm doanh số đáng kể, như các loại bia rẻ tiền giảm doanh số khoảng 3,5% trong năm 2015.

Ngoài mối liên hệ trực tiếp với tăng trưởng kinh tế vĩ mô, thì món mì ăn liền cũng có sự liên hệ với các khía cạnh khác của nền kinh tế Trung Quốc, như an toàn thực phẩm hay việc khuyến khích chuyển sang mô hình dựa vào tiêu dùng nội địa của chính phủ nước này. Việc sụt giảm doanh số với các sản phẩm mì ăn liền ở Trung Quốc một phần không nhỏ là do lo ngại về các vấn đề an toàn thực phẩm. Một scandal ngộ độc thực phẩm quy mô lớn do mì ăn liền tại Trung Quốc vào năm 2012 khiến cho người dân ngày càng ít tin tưởng loại thực phẩm giá rẻ này hơn, còn các tin đồn về việc các hãng sản xuất sử dụng chất làm dẻo vào các tô mì thì xuất hiện ngày càng nhiều. Suy cho cùng, khi thực phẩm bẩn đang trở nên lan tràn trong xã hội Trung Quốc như hiện nay thì thật khó để đặt niềm tin vào một sản phẩm có giá chưa đầy 2 nhân dân tệ như mì ăn liền.

Việc giảm sử dụng mì ăn liền cũng cho thấy khía cạnh tích cực của kinh tế Trung Quốc. Đó là thu nhập ngày càng tăng và ngày càng có nhiều người dân có thể cải thiện mức sống thông qua việc sử dụng các loại thực phẩm có chi phí cao hơn. Dù mức lương trung bình của lao động tại Trung Quốc vẫn chưa thực sự cao, chỉ ở mức khoảng 400 USD/tháng, thì các lựa chọn về thực phẩm cũng đã trở nên đa dạng hơn khá nhiều với chừng đó thu nhập.

Ngoài ra, đó còn do sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực đồ ăn tiện lợi tại nước này. Đồ ăn tiện lợi đang thực sự trở thành một nền kinh tế đầy tiềm năng ở Trung Quốc. Theo thống kê doanh số của nó trong năm 2015 lên tới khoảng 20 tỉ USD, tăng 55% so với năm 2014. Ngày càng có nhiều cửa hàng thực phẩm tiện lợi được thành lập, với chất lượng an toàn vệ sinh khá tốt. Chính sự cạnh tranh khốc liệt này đã khiến cho giá cả thực phẩm tiện lợi vệ sinh trở nên khá thấp, đủ để đáp ứng cả những người có thu nhập thấp như công nhân hay sinh viên nghèo.

Lương lao động dệt may Việt Nam bằng một nửa Malaysia

So với các nước trong khu vực, mức lương trung bình của Việt Nam ngang ngửa Indonesia 397-571 USD/tháng nhưng so với các nước khác lại thấp hơn như Philippines có mức lương 502-725 USD/tháng, Malaysia 959-1.417 USD/tháng, Singapore 2.087-2.927 USD/tháng.

Riêng khảo sát về mức lương trung bình ngành dệt may của Việt Nam lại đang cao hơn mặt bằng mức lương trung bình của cả nước. Cụ thể, một lao động ngành dệt may trung bình kiếm được 402-604 USD/tháng (từ 8,4 triệu đồng đến 12,6 triệu đồng).

Con số này chỉ bằng gần 1/2 so với Malaysia (725-1.019 USD/tháng) và bằng 1/4 so với mức lương trung bình ngành dệt may tại Singapore. Tuy nhiên, khi so sánh với Philippines sự chênh lệch là tương đối nhỏ khi mức lương trung bình ngành dệt may tại Philippines chỉ hơn 1,1 lần Việt Nam. Mức lương trung bình tại Việt Nam thậm chí còn cao hơn cả Indonesia gần 1,2 lần (343-510 USD/tháng).

Lương lao động dệt may Việt Nam bằng một nửa Malaysia - 1

Mức lương lao động dệt may đang được cải thiện.

Cũng theo báo cáo lương của JobStreet.com Việt Nam, mức lương trung bình ngành dệt may năm 2016 đã tăng 12% so với năm 2015. Một điểm đáng mừng khác về mức lương của ngành dệt may khi Việt Nam vừa được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố là quốc gia có tỉ lệ vi phạm quy định về lương tối thiểu thấp nhất trong bảy quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á.

Trong đó, theo báo cáo mới nhất của ILO, cứ 100 lao động trong ngành dệt may thì tại Việt Nam chỉ có 6,6 người bị trả dưới mức lương tối thiểu. Trong đó, Philippines là nước đứng đầu với tỉ lệ người lao động nhận lương thấp hơn mức tối thiểu (53,3%). Tỉ lệ vi phạm ở mức độ nghiêm trọng (dưới 80% mức lương tối thiểu) ở Philippines cũng rất cao, lên đến 38,8%.

Cambodia và Indonesia cũng nằm trong danh sách những quốc gia có tỉ lệ người sử dụng lao động vi phạm việc trả lương dưới mức tối thiểu cao, khi khoảng 1/4 người lao động nhận dưới mức này.

“Ông lớn” thoái vốn, mua sao nổi!

Tại diễn đàn kinh doanh “Vượt qua thử thách” tổ chức ở TP HCM ngày 29-9, nhiều chuyên gia nhìn nhận việc cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang mở ra cơ hội rất lớn cho thị trường nhưng với điều kiện nhà nước cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình này.

Khó có cơ hội tiếp cận

Theo ông Johan Nyvene, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán HSC, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có cơ hội rất lớn từ việc các DNNN thoái vốn cổ phần do nhà nước sở hữu. Thế nhưng, ai sẽ là người mua và thị trường trong nước có hấp thụ được lượng vốn này? “Tôi vừa nói chuyện với một nhóm nhà đầu tư nước ngoài và họ cho rằng với quy mô nền kinh tế khoảng 200 tỉ USD của Việt Nam, sẽ có nhiều quỹ hưu trí, quỹ tự nguyện… sẵn sàng mua hết lượng cổ phần này. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy và đây là điều đáng tiếc” - ông Johan Nyvene chia sẻ.

“Ông lớn” thoái vốn, mua sao nổi! - 1

Dây chuyền sản xuất sữa bột của Vinamilk Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Johan Nyvene chứng minh cho điều mình nói “lấy làm tiếc” bằng cách đặt câu hỏi: “Bao nhiêu DN Việt Nam có đủ 1 tỉ USD để mua lại cổ phần của Vinamilk hoặc Sabeco được định giá khoảng 2 tỉ USD và sẽ bán ra một nửa cổ phần sở hữu tương đương khoảng 1 tỉ USD?”. Theo ông, cơ hội đầu tư vào những “ông lớn” này không nhỏ nhưng để tiếp cận được, tìm cơ hội mua lại cổ phần từ các DNNN thoái vốn đối với DN vừa và nhỏ trong nước không đơn giản.

Với các nhà đầu tư nước ngoài, khi họ đổ vốn vào đầu tư thì không chỉ đơn giản là bỏ tiền vào mà quan trọng muốn biết DN đó hoạt động như thế nào, có khả năng đạt lợi nhuận như kỳ vọng không… Dưới góc nhìn của một quỹ đầu tư nước ngoài, ông Dominic Scriven, Tổng Giám đốc Dragon Capital, cho rằng rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm tới thị trường vốn của Việt Nam, nhất là các thương vụ thoái vốn của DNNN. Nếu không tận dụng được “sự quan tâm” này sẽ rất lãng phí.

Có điều trong chuyện cổ phần hóa và thoái vốn của DNNN, ông Dominic Scriven cho rằng khi nhà nước có chủ trương thoái vốn tại những DN không cần thiết, nhà đầu tư nước ngoài cực kỳ quan tâm. Song câu chuyện này đã nói từ hơn chục năm nay và giờ nhắc đến cổ phần hóa là họ không muốn nghe nữa vì… chờ hoài! Do đó, Chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh tiến trình này.

Đừng quá lệ thuộc ngân hàng

Tại diễn đàn, khá nhiều ý kiến đề cập đến chuyện DN vẫn khó vì vốn và đang trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước để có thể tiếp cận vốn một cách bài bản. Theo giám đốc một DN hoạt động ở lĩnh vực khí hóa lỏng, nền kinh tế không thiếu vốn nhưng lại không đến được những DN sản xuất thật sự cần mà đang chảy vào bất động sản, trái phiếu Chính phủ…

“Các ngân hàng luôn đòi phải có tài sản thế chấp và dù có nhiều quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng DN cũng không vay được. Làm sao để nhà nước có chính sách thay đổi để giúp vốn vào đúng chỗ DN cần” - vị giám đốc DN này than phiền.

Đối với vốn cho DN khởi nghiệp, như Singapore có chính sách hỗ trợ thuế, liệu Việt Nam có chính sách nào để khuyến khích? Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nói rõ nhà nước và xã hội không có trách nhiệm lo vốn cho DN. Còn lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng liên tục giảm, đồng nghĩa vốn đang nằm trong hệ thống ngân hàng. “Lãi suất gần đây chỉ dao động từ 6-9%/năm nhưng DN không vay được thì phải xem lại mình. Ngay việc kinh doanh dựa quá nhiều vào vốn ngân hàng cũng chưa hẳn là quyết định đúng đắn. Có thể tìm vốn bằng cách niêm yết trên sàn chứng khoán, phát hành trái phiếu… chứ không nhất thiết nhà nước làm thay DN việc này” - ông Khánh lập luận.

Ở góc độ ngân hàng, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam Phạm Hồng Hải thẳng thắn: “Đối với DN tốt thì các ngân hàng sẵn sàng chào mời, thậm chí cho vay với mức lãi suất thấp hơn bảng niêm yết. Cái khó là một số DN nhỏ và vừa báo cáo tài chính chưa minh bạch, báo cáo kiểm toán chưa chính xác và kế hoạch kinh doanh cũng không đem lại sự tin tưởng để ngân hàng sẵn sàng giải ngân. Do đó, nếu các DN không tính chuyện kinh doanh bài bản, minh bạch thì rất khó đòi hỏi ngân hàng hỗ trợ”.

Cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh

Cũng tại diễn đàn, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng cần quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự sáng tạo, khởi nghiệp cũng như cởi trói, giảm bớt phiền hà và tạo thuận lợi cho DN phát triển. Còn theo ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư U&I, nếu đến cuối năm nay, Việt Nam cải thiện được chỉ số về môi trường kinh doanh so với năm ngoái như báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì mới phản ánh được hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Làm gì với 12 tỉ USD kiều hối/năm?

Ngày 29-9, tại Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (KTQD) phối hợp với Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Mối quan hệ giữa kiều hối và hoạt động đầu tư tại Việt Nam”.

Chiếm 6%-7% GDP

PGS-TS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KTQD, cho biết năm 2015, lượng kiều hối chuyển về nước đạt 12,25 tỉ USD, được xếp vào tốp 10 nước thu hút kiều hối hàng đầu thế giới và chỉ đứng thứ 2 khu vực Đông Á, sau Philippines. Từ năm 2013 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về nước chiếm từ 6%-7% GDP, gần bằng mức thực hiện của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam và cao gấp hơn 2 lần so với mức giải ngân vốn phát triển không hoàn lại (ODA).

Làm gì với 12 tỉ USD kiều hối/năm? - 1

Việt Nam là một trong những quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Ảnh: TẤN THẠNH

PGS-TS Phạm Văn Hùng, Trưởng Khoa Đầu tư Trường ĐH KTQD, phân tích trong tổng số kiều hối nói trên, 80% là của Việt kiều (những người di cư ở giai đoạn năm 1973 đến sau 1975) và 7% do người lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi về gia đình. Theo ông Hùng, tỉ lệ kiều hối chuyển về từ xuất khẩu lao động là không cao vì Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng, trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 100.000 người đi xuất khẩu lao động nhưng chưa tận dụng được lợi thế. Ngoài ra, nhóm phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài có số kiều hối gửi về không đáng kể.

Xét về cơ cấu, kiều hối từ Mỹ chiếm tới 7 tỉ USD và TP HCM là địa phương đón dòng kiều hối cao nhất, khoảng 45%-55% tổng kiều hối của cả nước.

Nắn dòng vào sản xuất

Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam là nước nhận kiều hối lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả vì hơn 50% kiều hối chuyển về được chi vào tiêu dùng; một phần để trả nợ ngân hàng, gửi tiết kiệm trong khi phần dành cho đầu tư sản xuất - kinh doanh không nhiều.

Trong khi đó, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho thấy kiều hối đầu tư vào sản xuất kinh doanh trồi sụt lớn trong các giai đoạn khác nhau. Cụ thể, từ năm 2010-2013 chiếm 27%-30%, năm 2014 chỉ còn 16% và đến năm 2015 tăng vọt lên 70,6%. TS Nguyễn Kim Chung, Phó Viện trưởng CIEM, nhận định sự biến động này là do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế khó khăn, người có tiền không muốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh mà trú ẩn ở tiết kiệm, đầu tư bất động sản... Số liệu của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại TP HCM cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của CIEM. Cụ thể, 70,8% kiều hối ở TPHCM chuyển vào sản xuất - kinh doanh, khoảng 21% đổ vào bất động sản và 7% là để hỗ trợ thân nhân, gia đình.

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2015, cả nước đã có 52 tỉnh, thành có dự án đầu tư từ kiều hối với số lượng 2.000 dự án, quy mô vốn 8,6 tỉ USD. Điều này cho thấy kênh đầu tư vào sản xuất - kinh doanh rõ ràng đã “sáng” hơn trong năm 2015 và đây là tín hiệu tốt vì chỉ khi hướng được kiều hối vào lĩnh vực này sẽ đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước nhiều hơn.

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, cho rằng Việt Nam cần có chính sách toàn diện hơn để hướng dòng kiều hối chảy vào sản xuất - kinh doanh bởi đây là nguồn lực quan trọng cho đất nước trong bối cảnh vốn FDI bước vào thời kỳ ổn định và vốn ODA giảm dần ưu đãi nên Việt Nam buộc phải giảm vay để bảo đảm nợ công. Theo đó, cần mở rộng kênh giao tiếp trong nước cho người dân ra nước ngoài thuận lợi để làm việc, cư trú; thiết lập kênh thông tin cho Việt kiều về chính sách đầu tư, tỉ giá hối đoái mới để họ cập nhật thông tin, làm căn cứ quyết định sử dụng đồng tiền gửi về nhà. Đặc biệt, cần xem xét nới quyền cho Việt kiều được mua bán nhà để phát triển thị trường địa ốc.

Tỷ phú TQ đàm phán mua lại công ty sản xuất Hollywood

Ngày 26/9, Eldridge Industries, hiện đang kiểm soát Dick Clark Productions, cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc thảo luận với “trùm” bất động sản và giải trí Trung Quốc về việc chuyển nhượng công ty sản xuất Hollywood nổi tiếng này.

Trong khi, Eldridge nhấn mạnh vẫn đang ở giai đoạn đầu đàm phán , tờ The Wall Street Journal trích dẫn nguồn tin riêng cho hay, mức giá cho thương vụ này rơi vào khoảng 1 tỷ USD.

Nếu cuộc thương thuyết thành công, tập đoàn Bất động sản Dalian Wanda (Trung Quốc), do tỷ phú họ Vương làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, sẽ sở hữu công ty từng tổ chức sản xuất nhiều chương trình đẳng cấp như Quả Cầu Vàng, giải thưởng âm nhạc Billboard, American Music Awards và cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Mỹ.

Đây cũng là bước đi tiếp theo để hoàn thành mục tiêu mua lại tất cả bất động sản liên quan đến phim và giải trí.

Đầu năm nay, Wanda chi 3,5 tỷ USD mua Legendary Entertainment, một studio ở Hollywood đã sản xuất Đại chiến hai thế giới (Warcraft) và Thế giới khủng long (Jurassic World).

Hay hồi tháng 7, tập đoàn Trung Quốc này hoàn thành thương vụ thâu tóm hai rạp chiếu phim lớn nhất châu Âu, Odeon và UCI Cinemas trị giá 1,2 tỷ USD.

Trước đó, năm 2012, rạp chiếu phim lớn nhất nước Mỹ, AMC Entertainment, cũng về tay đại gia bất động sản này với 2,6 tỷ USD.

“Ngân hàng trên cột điện” - Sự trà trộn của tín dụng đen

"Vay vốn ngân hàng không thế chấp", "Cho vay cà vẹt xe không giữ cà vẹt gốc"… là những dòng chữ xuất hiện nhiều nhất trên các tờ rao vặt khác, đang được dán ở khắp nơi ở Phú Yên. Những số điện thoại được in to để bất cứ ai có nhu cầu vay vốn có thể gọi "ngay và luôn". Người ta còn gọi đây là "ngân hàng trên cột điện".

Kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước tại các địa phương cho thấy, kiểu tín dụng theo dạng rao vặt như trên tập trung vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Số tiền cho vay không lớn, dao động từ 10 triệu đến dưới 100 triệu đồng. Đứng ra làm công việc này, có trường hợp là nhân viên hoặc cộng tác viên của các ngân hàng thương mại, nhưng cũng có cả những trường hợp tín dụng đen trà trộn.

Chính điều này đã làm nhiễu loạn thông tin hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Đó là chưa nói, không ít khách hàng vay vốn theo dạng thức này, nếu không thận trọng dễ bị mắc bẫy lãi suất.

Theo các chuyên gia ngân hàng, lâu nay, không ít ngân hàng e ngại cho vay tiêu dùng bởi các khoản tiền vay tiêu dùng không nhiều, nhưng đối tượng vay đông, nghĩa là khối lượng giao dịch rất lớn, độ rủi ro lại cao. Chính vì vậy, tín dụng đen đã len lỏi và trà trộn dưới dạng thức rao vặt trên cột điện, khiến cho không ít người nhầm tưởng đây là tín dụng ngân hàng.

Xem thêm chủ đề:vay ngan hang, ngan hang, tin dung den, vay ngan hang khong the chap, Ngan hang Nha nuoc, tin dung, ngan hang thuong mai

“Đa cấp” tiền gửi, 1 vốn 4 lời: Rất khó rút vốn!

“Không phải làm gì nhiều, chỉ cần hợp tác đầu tư 50 triệu đồng với doanh nghiệp (DN) và được chia lợi nhuận (lãi suất) hơn 1%/ngày là đủ chi tiêu hằng tháng” - thủ lĩnh (trưởng nhóm nhà đầu tư) tiền gửi đa cấp gợi ý như thế khi tôi ngỏ ý gửi tiền vào công ty ở TP HCM.

Buộc chặt người gửi tiền

Ngày 28-9, tại văn phòng Công ty TNHH Đầu tư khoáng sản Hoàng Long (Công ty Hoàng Long), chúng tôi tiếp tục tiếp cận anh Trung - người phụ trách hàng trăm nhà đầu tư đã đổ tiền vào công ty này - để tìm hiểu thêm về cách thức gửi tiền, rút tiền.

Theo lời người đàn ông này, nhà đầu tư mới nên “đề ba” khoảng 100 triệu đồng là được bởi sau 3 tháng, Công ty Hoàng Long đã chi trả vốn và lãi 132 triệu đồng.

“Đa cấp” tiền gửi, 1 vốn 4 lời: Rất khó rút vốn! - 1

Nhà đầu tư đang được giới thiệu về hoạt động góp vốn siêu lợi nhuận tại Công ty Hoàng Long sáng 28-9. Ảnh: Hoàng Triều

“Nếu trong 3 tháng đầu tiên người ta mất khả năng chi trả hoặc nhà đầu tư muốn rút lui thì lúc đó tính sao?” - chúng tôi đặt vấn đề. Trung liền thuyết phục: “Không đáng lo! Hoàng Long là một DN được nhà nước đánh giá tốt, các dự án khai thác đá trắng, vàng, quặng sắt rất giàu tiềm năng, mang về lợi nhuận rất lớn để công ty trả vốn và lãi cho nhà đầu tư. Còn việc nhà đấu tư rút vốn thì hợp đồng thỏa thuận hợp tác kinh doanh có ghi rõ thời hạn 3 năm, khách hàng không rút tiền và thanh lý hợp đồng trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực. Tuy nhiên, nếu vì hoàn cảnh khách quan khiến nhà đầu tư phải rút lui thì Công ty Hoàng Long có thể xem xét giải quyết”.

Thế nhưng, khi tiếp cận một nhà đầu tư, chúng tôi được biết không ít người không rút vốn ra được. Đơn cử, chị Nguyễn Thị Lài đang “nóng ruột” vì không rút được số vốn 5.000 USD (hơn 100 triệu đồng) mà chị đã gửi vào công ty này hồi đầu tháng 9. Theo đó, thông qua một thủ lĩnh, chị Lài ký hợp đồng với Công ty Hoàng Long với thời hạn 3 tháng. Lúc đó, công ty này nhận tiền gửi bằng USD, trả vốn và lãi hằng ngày. Đến giữa tháng 9, Công ty Hoàng Long bất ngờ thông báo chi trả theo quý khiến chị Lài bất an, muốn rút vốn. Tuy nhiên nhiều ngày qua, chị Lài vẫn không tìm được giám đốc Công ty Hoàng Long để yêu cầu vị này chấp thuận.

Dày đặc ma thuật

Theo hợp đồng hợp tác kinh doanh mà Công ty Hoàng Long ký với Công ty CP Khoáng sản An Vượng (Hà Nội) vào đầu tháng 9 mà chúng tôi có được, từ nay đến năm 2020, Công ty Hoàng Long sẽ góp vốn 700 tỉ đồng vào Công ty CP Khoáng sản An Vượng để hai bên cùng kinh doanh khai thác 4 mỏ khoáng sản tại tỉnh Hòa Bình. Trước đó, vào tháng 6-2016, Công ty Hoàng Long cũng ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, thời hạn 10 năm với Công ty CP Tập đoàn Pha Lê để khai thác đá trắng tại tỉnh Nghệ An, trong đó Công ty Hoàng Long góp vốn 500 tỉ đồng.

Theo TS Nguyễn Văn Thuận (Trường Đại học Tài chính - Marketing), việc huy động vốn với lãi suất cao thực chất đánh vào lòng tham của người khác. Từ đó, nhiều người chủ quan tham gia và nghĩ rằng hễ có lãi là rút ra ngay nhưng chưa chắc đã rút được. Sau đó, DN sẽ tìm cách “chuồn” sớm bằng cách tung ra các chiêu trò kinh doanh thua lỗ để “né” tránh pháp luật bởi khi đã có mưu mô lừa đảo không một ai không cài đặt phương án thoát vòng lao lý.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO, dù rằng DN chứng minh nhu cầu sử dụng vốn bằng các hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng ai thẩm định được các dự án này? Nếu DN có đưa ra những dứ án tốt, tạo ra nhiều lợi nhuận thì khi cần vốn, hàng chục ngân hàng đã nhảy vào cho vay. Giả sử DN có triển khai được các dự án thì hoạt động đó cũng cực kỳ rủi ro nên mới không vay được vốn ngân hàng, buộc DN phải vay ngoài, rồi lấy tiền của người sau trả cho người gửi trước. “Theo tôi, tại thời điểm DN kêu gọi nhà đầu tư gửi tiền là hợp pháp nhưng trong tương lai ai chắc sẽ không dẫn đến hành vi lừa đảo bởi mọi hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN có thể chỉ là vỏ bọc, lấy đâu ra lợi nhuận để chi trả cho người gửi tiền” - luật sư Trương Thanh Đức đặt nghi vấn.

Tuy pháp luật vẫn cho phép DN huy động vốn từ người dân bằng hình thức hợp tác kinh doanh nhưng TS Nguyễn Văn Thuận vẫn đề xuất các cơ quan chức năng sớm xác minh hoạt động của các DN nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo có thể xảy ra.

Thực chất là mô hình Ponzi

Theo ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia tài chính - chứng khoán, DN kêu gọi nhà đầu tư gửi tiền dưới hình thức hợp tác kinh doanh là mô hình Ponzi - một chiêu trò vay tiền của người này để trả người khác. Theo đó, DN cam kết trả lợi tức cao và quảng cáo về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao để chiêu dụ khách hàng. Người gửi tiền bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại giới thiệu những người mới hơn. Bằng hình thức này, DN càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người. Đến khi mất khả năng chi trả, người tham gia sau sẽ chịu thiệt, thậm chí mất trắng số tiền đã bỏ ra. Tuy là chiêu thức khá xưa cũ nhưng đến nay hoạt động này vẫn “dụ” được những người ham cái lợi trước mắt mà quên các yếu tố pháp luật, rủi ro.

S.Nhung

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Hoàng Anh Gia Lai đủ điều kiện để ưu đãi không?

​​Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Tel: (84-4) 73 00 24 24 hoặc (84-4) 3512 1806 - Fax: (84-4) 3512 1804 VPĐD: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, P2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 73 00 24 24 hoặc (84-8) 3848 9845 - Fax: (84-8) 3848 6519 / Giấy phép số 2517/GP- TT ĐT ngày cấp 27/08/2013 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm.

HOTLINE: 0965 08 24 24 hoặc 0903 288 624

Giá vàng hôm nay 29/9: Hy vọng đà tăng mới

Giá vàng hôm nay 29/9: Hy vọng đà tăng mới - 1

Giá vàng hôm nay (29/9) tăng nhẹ sau phiên giảm mạnh hôm qua tạo hy vọng cho đà tăng mới. Ảnh minh họa

Cụ thể, tại hệ thống Doji, giá vàng SJC và giá vàng Doji sáng nay tăng nhẹ 10 nghìn đồng hai chiều lên 36,06-36,12 triệu đồng/lượng. Khoảng cách chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra tại đây co về 60 nghìn đồng.

Trong khi đó, giá vàng SJC trên hệ thống của SJC tại TP.HCM sáng nay giữ nguyên 35,92-36,14 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn SJC được giữ nguyên mức giá 35,73-36,07 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch mua, bán loại vàng này được giữ ở mức 400 nghìn đồng.

Tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC cũng được giao dịch ở mức 35,93-36,16 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng thế giới tại Hồng Kông lúc 8h15 sáng nay tăng 1,8 USD (0,14%) lên 1.323,2-1.324,2 USD/ounce. Mức giá cao nhất ghi nhận được từ đầu phiên là 1.327,8 USD/ounce.

Theo nghiên cứu của tổ chức kinh tế Conference Board (New York, Mỹ), niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 9/2016 đã tăng lên mức cao nhất trong chín năm qua.

Cụ thể, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 9/2016 tăng lên 104,1, từ mức 101,8 trong tháng 8/2016. Đây là số liệu tốt nhất kể từ tháng 8/2007, bốn tháng trước khi cuộc Đại suy thoái 2007-2009 xảy ra.

Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ thông báo doanh số bán nhà mới tại Mỹ trong tháng 8/2016 đã giảm 7,6%. Còn Hiệp hội kinh doanh bất động sản quốc gia Mỹ (NAB) hồi tuần trước cho biết doanh số bán nhà sẵn có cũng giảm 0,9% trong tháng 8/2016.

Thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Ngăn lợi ích nhóm

Thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Ngăn lợi ích nhóm - 1

Khách sạn Kim Liên - Hà Nội.

Cổ đông “bí ẩn”

Cuối tháng 10/2015, Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội (HNX) thông báo kết quả đăng ký mua cổ phần của Bệnh viện Giao thông Vận tải (GTVT) Trung ương đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng. Tại phiên đấu giá này, 2 nhà đầu tư đã trúng thầu với mức giá đấu thành công trung bình 23.597 đồng.  Đáng nói hơn cả là trước đó, vào ngày 7/10, 30% vốn Bệnh viện GTVT đã được chuyển nhượng cho cổ đông chiến lược là Tập đoàn T&T với giá thỏa thuận trước IPO chỉ bằng phân nửa giá trúng đấu giá.

Sự kiện lập tức ồn ào bởi tại thời điểm đó, Bệnh viện GTVT Trung ương là bệnh viện công lập đầu tiên được thí điểm cổ phần hóa theo chỉ đạo của Chính phủ. Và  Tập đoàn T&T là cổ đông chiến lược duy nhất của Bệnh viện GTVT Trung ương lại là dân tay ngang chuyên về đầu tư bất động sản và có những đồn đoán về việc thâu tóm đất vàng.

Với việc cổ đông này được mua thỏa thuận 30% số cổ phần bệnh viện với giá trước IPO chỉ bằng phân nửa giá trúng đấu giá công luận đã đặt câu hỏi: Liệu Bộ GTVT có “bật đèn xanh” cho T&T mua rẻ? Sau đó, T&T tham gia đấu giá công khai và chỉ phải mua gom hơn 20% cổ phần còn lại với giá trúng đấu giá, tiết kiệm được nhiều chi phí.

Một lần nữa, công luận lại bất ngờ khi vào cuối tháng 5/2016, Cục trưởng Cục Y tế GTVT Vũ Văn Triển đã ký tờ trình gửi Bộ trưởng Bộ GTVT kiến nghị về việc dừng thí điểm cổ phần hóa các bệnh viện của ngành giao thông đến năm 2020. Tìm hiểu kỹ mới biết, ngay khi có quyết định của Thủ tướng về cơ chế cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, cuối năm 2015, Bộ GTVT đã nhanh chóng hoàn tất việc bán 70% cổ phần ở Bệnh viện GTVT Trung ương. Bộ này đã làm các thủ tục xúc tiến chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) 3 bệnh viện khác là Bệnh viện Nam Thăng Long, Bệnh viện GTVT Vinh và Bệnh viện GTVT Đà Nẵng.

“Hoạt động của Bệnh viện GTVT Trung ương trong nửa đầu năm 2016, khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, có nhiều lúng túng nên việc đánh giá kết quả cổ phần hóa là một việc cần thiết trước khi bán nhanh ba bệnh viện còn lại”, tờ trình của  Cục Y tế GTVT viết. Khi kế hoạch IPO 3 bệnh viện kể trên vừa chốt xong hoặc đang hoàn thiện, T&T đã tuyên bố muốn mua tiếp để hình thành chuỗi bệnh viện có sở hữu vốn của tập đoàn.

Giải mã các phiên đấu giá

Sáng 22/12/2015, HNX tổ chức đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Công ty Du lịch Kim Liên. Không chỉ các đại gia doanh nghiệp, nhiều cá nhân cũng ồ ạt đăng ký tham gia đấu giá. Phiên đấu giá diễn ra gay cấn. Đúng lúc giá được đẩy lên cao nhất là 102.000 đồng/cổ phần, nhiều người đang xuýt xoa thì lập tức một lệnh mua của nhà đầu tư khác với giá cao nhất 274.200 đồng/cổ phần được đặt (tổng trị giá lô cổ phiếu lên tới hơn 987 tỷ đồng).

Chân dung đại gia “thâu tóm” đất vàng với thương vụ trị giá gần 1.000 tỷ đồng phải ít thời gian sau mới lộ diện khi ông Nguyễn Đức Thụy chính thức được bầu làm Chủ tịch Công ty Du lịch Kim Liên (Tập đoàn Thaigroup của ông Thụy đã sở hữu 52,4% cổ phần tại khách sạn nổi tiếng này). Một đại diện đơn vị bán vốn sau này mới “bật mí”: Khách sạn Kim Liên rộng 3,5 ha giữa lòng thủ đô Hà Nội đang trở thành niềm ao ước của nhiều đại gia. Do nhiều nhà đầu tư muốn nắm quyền khai thác đều là những tên tuổi lớn, có mối quan hệ đủ để giám sát, do đó phương án nào có “màu sắc” thiếu công bằng và minh bạch, chúng tôi phải “gạt” ngay từ đầu.

Thời gian qua, quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DN gặp không ít khó khăn khi có DN chỉ bán vài phần trăm cổ phần. Tình trạng này, theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), ngoài lý do khách quan, còn có phần từ tâm lý “thiếu quyết liệt” của các bộ ngành, địa phương. “Có lãnh đạo DN tâm tư, bán hết vốn nhà nước thì mình sẽ đi đâu. Đang đi ô tô, ở nhà máy lạnh, sau 1 ngày đại hội cổ đông xong thì cắp cặp về cơ quan chủ quản, hoặc nghỉ hưu thì quyền uy mất đi, nên cũng có người hụt hẫng. Bản thân người ta làm (cổ phần hóa - PV), nên phải tính toán sao để vẫn ở lại DN, hoặc ít nhiều có lợi ích của mình ở đó”, ông Tiến nói. Vì vậy, một số DN chậm cổ phần hóa, hoặc chỉ bán số lượng ít cổ phần để mình vẫn còn “chân” ở lại.

Theo Bộ Tài Chính, giai đoạn 2011-2015, đã cổ phần hóa gần 500 DNNN, đạt trên 92% kế hoạch; thoái vốn nhà nước đầu tư tại DN thu về trên 21 ngàn tỷ, đạt gần 1,4 lần giá trị đầu tư. Nhận xét về kết quả đấu giá cổ phần, nói với PV Tiền Phong, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay: Về số lượng cơ bản được nhưng chất lượng chưa đảm bảo lắm. “Hiện không phải tất cả các DN  đã cổ phần hóa đều chuyển về SCIC gắn với quá trình thúc đẩy niêm yết mà còn rất nhiều DN vẫn “nằm” tại bộ ngành, địa phương, từ đó dẫn đến những nghi ngờ, thiếu minh bạch”, Bộ trưởng Dũng nói. 

Sử dụng doanh nghiệp 'sân sau' để tham nhũng

Sử dụng doanh nghiệp 'sân sau' để tham nhũng - 1

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa, hiện nay tham nhũng có sự cấu kết, móc ngoặc giữa khu vực công và khu vực tư, đó là những hiện tượng “sân sau”, “chủ nghĩa thân hữu”. Ảnh: Như Ý.

Béo bở doanh nghiệp “sân sau”

Tại Tờ trình, Chính phủ đề xuất bổ sung những quy định về phòng, chống tham nhũng (PCTN) trong các tổ chức, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, trước mắt tập trung vào các loại hình công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và quỹ đầu tư, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp... Theo đó, đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, dự thảo Luật PCTN quy định áp dụng bắt buộc một số chế định như thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động, kiểm soát xung đột lợi ích, trách nhiệm của người đứng đầu, minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư…

Tán thành với đề xuất trên, nhiều ý kiến trong nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cho hay, qua khảo sát, đánh giá của một số tổ chức trong và ngoài nước thì tình hình tham nhũng trong khu vực tư đã và đang ảnh hưởng bất lợi đến các hoạt động cạnh tranh lành mạnh, môi trường đầu tư, các quan hệ kinh tế, tài chính, thương mại, đồng thời cản trở hiệu quả PCTN trong khu vực công… Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam là thành viên cũng đặt ra yêu cầu chống tham nhũng trong khu vực tư.

Thực tiễn cho thấy, việc đưa, nhận hối lộ để dành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh xảy ra ở nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, kể cả các công ty TNHH hoặc công ty tư nhân, là công ty “sân sau” được sự đỡ đầu của người có chức vụ, quyền hạn.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng, việc chỉ mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các loại hình doanh nghiệp là công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và quỹ đầu tư và một số loại hình tổ chức xã hội là chưa phù hợp. Thực tiễn cho thấy, việc đưa, nhận hối lộ để dành lợi thế trong sản xuất, kinh doanh xảy ra ở nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, kể cả các công ty TNHH hoặc công ty tư nhân, là công ty “sân sau” được sự đỡ đầu của người có chức vụ, quyền hạn.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, ủy viên Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, sự gắn bó của các doanh nghiệp tư nhân đối với các quan chức nhà nước đôi khi được dựa trên quan hệ thân quen, người nhà - chủ nghĩa thân hữu. Do được quan chức “đỡ đầu” nên các công ty thân hữu có thể giành hết các hợp đồng béo bở, giống như việc bác sỹ có phòng khám tư nhân thì tìm cách chuyển bệnh nhân giàu có từ các bệnh viện công về. “Chủ nghĩa thân hữu” đã làm méo mó các quan hệ thị trường, nghiêm trọng hơn làm tha hóa, biến chất hệ thống công quyền nên cần phải có giải pháp”, bà Thúy nói.

Ông Trương Trọng Nghĩa, ủy viên Ủy ban Tư pháp cũng cho hay, khuyến cáo của quốc tế là cần chống tham nhũng cả khu vực tư. Vì hiện nay tham nhũng có sự cấu kết, móc ngoặc giữa khu vực công và khu vực tư. Đó là những hiện tượng “sân sau”, “chủ nghĩa thân hữu”... Do đó, dự thảo Luật PCTN sửa đổi phải chú ý đến quan hệ công - tư trong công tác PCTN.

Thiếu cơ chế xử lý tài sản kê khai không trung thực

Đề cập việc xử lý tài sản kê khai không trung thực, báo cáo của nhóm nghiên cứu thuộc Ủy ban Tư pháp khẳng định, đây là một trong những nội dung rất quan trọng để bảo đảm tính hiệu quả của các quy định về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập. Tuy nhiên, dự thảo luật lại chưa có quy định về xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không được giải trình một cách hợp lý. Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng chưa làm rõ trong các tài sản phải kê khai này đã tính đến các khoản chi tiêu của các cá nhân, người có chức vụ quyền hạn hay chưa? Thực tế theo nhóm nghiên cứu, hiện nay nhiều gia đình của cán bộ, công chức cho người thân đi học, đi du lịch, mua sắm, chữa bệnh ở nước ngoài… Chi phí cho những việc trên là rất lớn, nếu không được tính vào tài sản, thu nhập thì sẽ không phản ánh đúng thực chất về tài sản, thu nhập của người kê khai.

Về việc công khai bản kê tài sản, thu nhập, bà Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, cả hai phương án mà dự thảo luật đưa ra đều rất hình thức, chỉ có công khai trong hội nghị, trong cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Như vậy, người dân và các phương tiện thông tin đại chúng sẽ không biết để giám sát. Bà Thúy đề nghị nghiên cứu cách thức công khai cho phù hợp, đồng thời cần nghiên cứu có phương án kiểm soát tài sản của toàn xã hội, trong đó tài sản của công chức, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn.

Một nội dung khác cũng được bà Thúy lưu ý là tình trạng tham nhũng trong công tác cán bộ, lợi ích nhóm trong công tác cán bộ. Theo bà Thúy đây đang là tâm điểm thu hút sự quan tâm của cử tri và toàn xã hội. Tuy nhiên, các quy định về công khai, minh bạch, quy định trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị được đề cập trong dự thảo luật chưa phù hợp, chưa bảo đảm tính chủ động công khai.

Nhà ở xã hội: Quá thiếu

Ngày 28-9, Sở Xây dựng TP HCM tổ chức buổi tọa đàm “Nhà ở xã hội(NƠXH), thực trạng, dự báo và giải pháp”. Theo đánh giá của Sở Xây dựng, NƠXH đang rơi vào tình trạng cung chẳng thấm vào đâu so với cầu.

Thiếu hụt trầm trọng

Bà Vũ Thị Khuyên, Phó trưởng Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản (BĐS) Sở Xây dựng, cho biết hiện TP HCM có 139.000 cán bộ, viên chức - tương đương hơn 80.000 hộ - chưa có nhà; 13.000 hộ bị di dời trong các dự án chỉnh trang đô thị và 1,2 triệu người nhập cư - tương đương 300.000 hộ - cần NƠXH.

Nhà ở xã hội: Quá thiếu - 1

Một dự án nhà ở xã hội tại huyện Hóc Môn, TP HCM được đưa vào sử dụng

Trong khi đó, theo báo cáo của Sở Xây dựng, từ năm 2006 đến nay, UBND TP HCM chấp thuận chủ trương đầu tư 51 dự án NƠXH, tổng số hơn 48.000 căn hộ. Trong đó hoàn thành 12 dự án, với gần 4.000 căn hộ, bao gồm 6 dự án sử dụng vốn ngân sách và 6 dự án ngoài ngân sách. Một số dự án NƠXH nổi bật trên địa bàn TP như: chung cư Đông Hưng II, khu dân cư An Sương (quận 12); dự án 242/16 Bà Hom (quận 6); dự án 157/R8 Tô Hiến Thành (quận 10); khu chung cư 171A Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình); chung cư Nguyễn Thượng Hiền (quận Gò Vấp); chung cư 481 Bến Ba Đình (quận 8); khu liên hợp cao ốc thương mại và căn hộ Hoàng Quân; chung cư lô A, dự án khu dân cư lô số 4 (huyện Bình Chánh); trung tâm thương mại và khu chung cư cao tầng (huyện Hóc Môn)…

Với thực trạng xây dựng NƠXH như “muối bỏ biển”, toàn TP còn hơn 476.000 hộ chưa có nhà ở hoặc ở chung với cha mẹ, người thân cần NƠXH. Để đáp ứng được nhu cầu này, TP phải cần quỹ đất 360 ha để xây dựng NƠXH. Tuy nhiên, theo ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng TP - để đạt mục tiêu trên là rất khó. “Tôi gọi đây là một điều kỳ diệu nếu làm được bởi thực tế, thiếu hụt NƠXH đang ở mức nghiêm trọng” - ông Tuấn nói.

Thủ tục nhiêu khê

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp (DN) BĐS, việc xây dựng NƠXH ở TP HCM phải bỏ nguồn vốn lớn nhưng khả năng thu hồi rất thấp, rồi thủ tục nhiêu khê, phức tạp nên gần như các DN không chú trọng lắm.

Ông Trương Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Tư vấn thương mại dịch vụ địa ốc Hoàng Quân, so sánh: Việc xây dựng NƠXH ở các tỉnh, thành như Khánh Hòa, Tây Ninh nhanh hơn nhiều lần so với ở TP HCM. Đơn cử, một dự án ở quận 2 của Hoàng Quân đăng ký từ đầu năm 2014, đến nay mới hoàn tất giấy tờ ban đầu, tức phải mất 2 năm ròng rã. Trong khi đó, ở các tỉnh, thành khác chỉ mất vài ngày, thậm chí vài cuộc điện thoại là xong. Ngoài ra, ở tỉnh khi xây dựng NƠXH được chính quyền giao đất miễn phí, thậm chí có những mảnh đất vàng nhưng tại TP HCM, DN phải bỏ tiền tự đền bù giải tỏa… “Những bất lợi kể trên đã khiến giá thành các căn hộ tăng lên, không hợp túi tiền của người cần mua nhà” - ông Tuấn thẳng thắn và mong muốn thời gian tới, TP cần cải tiến thủ tục hành chính bằng cách “gom” một đầu về Sở Xây dựng, đồng thời giảm một số phí, thuế để giảm giá thành nhà giúp người thu nhập thấp có điều kiện mua dễ dàng hơn.

Về thủ tục hành chính còn máy móc, ông Trần Trọng Tuấn giãi bày: Việc xin cấp một tờ giấy mất 2 năm là điều không thể chấp nhận được. Tôi phải họp bàn để kiểm điểm, rút kinh nghiệm; sắp tới, Sở Xây dựng sẽ hình thành mô hình “một cửa liên thông” để giảm phiền hà cho DN và người dân”.

Đề xuất xây nhà cho thuê

Trước thực trạng NƠXH khó có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Lê Thành, đưa ra giải pháp nên tạm ngưng việc xây dựng NƠXH dạng bán đứt cho khách hàng mà chuyển sang dạng cho thuê.

Ông Nghĩa nói: Thực tế cho thấy rất nhiều người thu nhập thấp phải sinh sống trong những căn nhà trọ chật chội với diện tích chỉ 10 m2, tiện nghi không có nhưng giá thuê từ 1,2-1,5 triệu đồng/tháng. “Từ nhu cầu đó, tôi nhận thấy chính quyền TP nên làm NƠXH dạng cho thuê là đúng nhất. Mặc dù biết rằng lợi nhuận không cao nhưng lại là cách đầu tư đáp ứng nguyện vọng của người dân” - ông Nghĩa đề xuất và cho biết thêm: Hiện Công ty Lê Thành đã xây dựng 300 căn hộ có diện tích 19-20 m2 với giá cho thuê 1,5 triệu đồng/tháng.

Các căn hộ này được trang bị mặt bếp đá hoa cương, phòng ngủ, có ban công, cửa sổ thông thoáng và đặc biệt có bảo vệ giữ xe, camera an ninh. Ngoài ra, có 1.800 căn hộ diện tích từ 35-38 m2 được thuê dài hạn 49 năm dành cho hộ gia đình. Chỉ trong những ngày đầu mở cửa cho thuê đã có hàng trăm người đến đặt.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM, nhìn nhận việc xây nhà cho thuê hay còn gọi là nhà trọ cao cấp giá rẻ đang là xu thế, đáp ứng đúng thực trạng. Ông dẫn chứng từ những năm 1960,

TP HCM đã áp dụng mô hình này, thông qua các dự án như cư xá Ngân Hàng, cư xá Đường Sắt… Kế tiếp, năm 1989 lần đầu xuất hiện hình thức mua nhà trả góp như khu Bàu Cát (quận Tân Bình). Theo đó, người thuê có thể ở cả đời và khác với mô hình mua nhà chung cư là không sở hữu giá trị căn nhà.

Trước đề xuất trên, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn khẳng định sẽ nghiên cứu, ghi nhận các ý kiến để gửi lên UBND TP HCM với đề xuất thành lập tổ công tác để giải quyết nhu cầu cấp thiết về nhà ở cho người dân.

Ai được mua nhà ở xã hội?

Ông Dư Phước Tân -Trưởng Phòng Nghiên cứu quản lý đô thị Viện Nghiên cứu Phát triển TP HCM - cho biết các điều kiện được hưởng chính sách NƠXH là những người có công với cách mạng, người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo, người lao động đang làm việc tại các DN, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong đơn vị công an, quân đội, cán bộ, công chức, viên chức, hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất… Qua khảo sát nhận thấy trung bình mỗi tháng, các đối tượng trên dư khoảng 2-3 triệu đồng. Số tiền dư này rất khó mua được nhà ở thương mại nên tất cả kỳ vọng vào NƠXH.

Tỉnh nào của TQ có nhiều tỉ phú thứ 2 trên thế giới ?

Tỉnh nào của TQ có nhiều tỉ phú thứ 2 trên thế giới ? - 1

Hoa sen mọc ở Hồ Tây, Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc

Chiết Giang là “nơi sản xuất” 72 tỷ phú, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau California với 92 tỷ phú, theo dữ liệu độc quyền từ công ty Hurun Report.

Tại Chiết Giang, 32 tỷ phú sống ở thủ phủ Hàng Châu, nơi sự kiện G20 vừa được tổ chức. Con số này còn cao hơn thành phố Paris (30) và San Francisco (28).

Tỉnh nào của TQ có nhiều tỉ phú thứ 2 trên thế giới ? - 2

Tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, sinh năm 1964 tại thành phố Hàng Châu

Jack Ma, doanh nhân giàu nhất sinh ra tại Hàng Châu chia sẻ với CNN: “Đó là do môi trường, văn hóa và lịch sử của Hàng Châu”, người sáng lập Alibaba nói tại trụ sở của công ty. Ông Ma thành lập Alibaba ở Hàng Châu vào năm 1999 và đến giờ vẫn đặt trụ sở tại đây.

Hàng Châu cách Thượng Hải 100 dặm về phía tây nam. Nơi đây là thủ đô của Trung Quốc trong triều đại Nam Tống, từ khoảng 1127-1276, và là một trung tâm phát triển kinh tế, chính trị và văn hóa lớn mạnh.

Nhờ có một địa danh thơ mộng được gọi là Hồ Tây, Hàng Châu thu hút rất nhiều học giả, nghệ sĩ, nhà thơ và nhà triết học. Do nằm ở đồng bằng sông Dương Tử, thành phố cũng trở thành một điểm giao thương thuận lợi trong nước và quốc tế.

"Thành phố đã đi đầu trong thời kỳ mở cửa ở Trung Quốc", tỉ phú Jack Ma, người sinh năm 1964 chia sẻ. "Vì Hàng Châu trở nên cởi mở, rất nhiều du khách nước ngoài đã đến đây, trong đó có rất nhiều người Mỹ. Tôi đặc biệt hưởng lợi từ điều đó”.

Tỉnh nào của TQ có nhiều tỉ phú thứ 2 trên thế giới ? - 3

“Đó là do môi trường, văn hóa và lịch sử của Hàng Châu”, tỷ phú Jack Ma trả lời khi được hỏi tại sao Hàng Châu nhiều tỷ phú đến vậy

Hồi thiếu niên, ông Ma thường đi xe đạp đến Hồ Tây để luyện tập tiếng Anh. Điều này đã giúp ông phát triển những mối quan hệ lâu dài và học hỏi về văn hóa phương Tây từ rất sớm.

Khi cuộc cải cách kinh tế đầu tiên diễn ra ở Trung Quốc trong những năm 1980, Hàng Châu cũng như các thành phố của tỉnh Chiết Giang như Ninh Ba và Ôn Châu đã nhanh chóng “nhập cuộc” và xây dựng các công ty tư nhân, theo Chen Zongnian, Chủ tịch công ty Hikvision, một trong những nhà cung cấp camera giám sát lớn nhất thế giới có trụ sở tại Hàng Châu.

Thế hệ doanh nhân đầu tiên trong thời kỳ này xây dựng các doanh nghiệp dựa vào những người lao động không có tay nghề, sản xuất loại hàng hóa hàng ngày như giày dép và quần áo. Ông Chen nhận xét họ là những người "táo bạo" với quan điểm “sẽ thành công nếu luôn luôn cố gắng”, điều đã ảnh hưởng đến các thế hệ sau.

Nhóm doanh nghiệp thứ hai xuất hiện trong những năm cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, có nhiều kỹ năng công nghệ tốt hơn.

Tỉnh nào của TQ có nhiều tỉ phú thứ 2 trên thế giới ? - 4

Jack Ma nói Hàng Châu đã giúp ông rất nhiều và ông sẽ luôn biết ơn thành phố này

Hiện đang có một làn sóng thứ ba với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dựa trên internet như nhà thông minh và trí tuệ nhân tạo.

"Họ có thể ở lại và xây dựng công ty ở đây vì Hàng Châu có nhiều mô hình kinh doanh trước đó để học hỏi, và tiếp cận nhiều nguồn vốn địa phương hơn", ông nói.

"Những người Chiết Giang luôn đi trước những doanh nhân khác ở Trung Quốc", Chủ tịch công ty Hurun Report, Rupert Hoogewerf nói với CNN. "Họ rất hợp tác và linh hoạt."

Mặc dù số người Chiết Giang chỉ chiếm khoảng 5% dân số Trung Quốc, nơi đây lại có khoảng 15% số người giàu nhất đất nước, theo Hoogewerf. Ông cũng tin rằng Chiết Giang sẽ tiếp tục có nhiều triệu phú và tỷ phú hơn, chủ yếu là nhờ Jack Ma.

"Ông Ma làm việc với rất nhiều đối tác ở Trung Quốc", Hoogewerf nói về các khoản đầu tư trên phạm vi rộng của tỷ phú. Trong sáu năm qua, Alibaba đã chi khoảng 30-40 tỉ USD trong hơn 100 thương vụ đầu tư và mua lại.

Tuy nhiên, Jack Ma lại khiêm tốn hơn rất nhiều.

"Tôi sẽ không nói Alibaba thành công đến mức đó", ông nói. "Hàng Châu đã giúp tôi rất nhiều. Tôi sẽ luôn biết ơn thành phố này."

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Đã giải ngân hơn 86% gói 30.000 tỷ đồng

Đồng thời, sau khi rà soát lại số tiền đã cam kết cho vay và số tiền đã giải ngân đối với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng phát triển nhà ở xã hội (đối tượng này bị dừng giải ngân từ ngày1/6/2016) nên số tiền cam kết cho vay đối với các đối tượng này chưa được giải ngân và bị cắt bỏ gần 3.000 tỷ đồng.

Do đó, tổng số tiền các ngân hàng đã cam kết cho vay tính đến nay đạt 32.842 tỷ đồng và đã giải ngân được 28.344 tỷ đồng, chiếm 86,3% trong gói tín dụng 30.000 tỷ đồng.

Trong đó, đối với hộ gia đình cá nhân, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 56.181 hộ với số tiền 27.480 tỷ đồng và đã giải ngân cho 51.253 hộ vay với số tiền 22.983 tỷ đồng.

Đối với tổ chức, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay 51 dự án với số tiền là 5.362 tỷ đồng, trong đó đã giải ngân cho 51 dự án vay 5.361 tỷ đồng. 

Hoàng Anh Gia Lai đương nhiên được hưởng ưu đãi

Hoàng Anh Gia Lai đương nhiên được hưởng ưu đãi - 1

Công nhân Việt Nam trên nông trường cao su của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào

Tiên phong đầu tư vùng biên giới

Theo Quyết định số 482QĐ-TTg (ngày 14/4/2010) của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam – Lào- Campuchia, thì các doanh nghiệp như Hoàng Anh Gia Lai khi đầu tư vào khu vực biên giới sẽ được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi.

Quyết định 482 khẳng định, để được hưởng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư khu vực biên thì nhà đầu tư phải “sản xuất chế biến, bảo quản sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản; gắn hợp tác đầu tư với việc nâng cao đời sống cư dân biên giới và đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới”...

Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Attapeu (Lào), ông Ounla Sayasith, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã được tỉnh này giao 25.000 héc-ta cao su, 10.000 héc-ta mía đường và cọ dầu, 4.000 héc-ta cây ăn quả. Ngoài những dự án trồng cây công nghiệp, cây ăn quả thì dự án nuôi bò lấy thịt của Hoàng Anh Gia Lai cũng đem lại những thành quả đáng mừng.

Cũng theo ông Ounla Sayasith, Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư nông nghiệp công nghệ cao không chỉ ở Attapeu mà còn trên cả nước Lào. Họ đầu tư sản xuất nông nghiệp rất bài bản, tạo ra sản phẩm thực sự chứ không như nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác, chỉ khai thác khoáng sản rồi bỏ đi sau khi cạn kiệt.

Trong quá trình đầu tư sang Lào, Tập đoàn này cũng đã xây dựng đồng bộ hạ tầng cho tỉnh Attapeu, một đơn vị hành chính giáp với biên giới Việt Nam với các công trình quy mô như sân bay Attapeu hơn 36 triệu USD, hệ thống đường giao thông, bệnh viện, trường học, khách sạn …

Trong khi đó, theo Nghị định số 55 (ngày 9/6/2015) của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tại Điều 12 quy định về cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới khẳng định: đối với trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng; đồng thời căn cứ vào tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho tổ chức tín dụng.

Được biết, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai kinh doanh chủ yếu các lĩnh vực nông nghiệp như chăn nuôi bò, cao su, mía đường… là những ngành nghề mà Chính phủ và các ngân hàng thường thực hiện  hỗ trợ cho vay với các gói lãi suất thấp. Tuy nhiên, hiện các khoản vay của tập đoàn này đang chịu lãi suất thương mại khoảng 8-11%.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng cho biết, lĩnh vực của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư đều là những sản phẩm mang tính chiến lược, thiết thực. Ví dụ như cao su, mía đường hay nuôi bò. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, bất khả kháng, như giá dầu thế giới liên tục sụt giảm kéo theo giá mủ cao su trên thị trường cũng bị tụt dốc. “Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu nhà đầu tư”, ông Hùng cho biết.

Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương (Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Hoàng Anh Gia Lai là một tập đoàn rất lớn, bởi vậy cần sự đánh giá, cân nhắc kĩ càng, thận trọng một cách khách quan nhất. Những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao như Nghị định 55, Quyết định 482 không phải là thứ có thể thay đổi. Bởi đã là luật thì tất cả chúng ta đều bình đẳng trước luật, nên tôi cho rằng hỗ trợ Hoàng Anh Gia Lai chỉ là vấn đề thời gian, là sớm hay muộn thôi.

Tác động rất lớn đến nền kinh tế

Được biết, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đang có khoản vay khoảng 25.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của Tập đoàn này tầm 18.000 tỷ đồng thì xét theo tỷ lệ nợ/vốn cũng mới chỉ ở mức chưa đến 2 lần, nghĩa là 1 đồng vốn chưa đến 2 đồng nợ. Đây được coi là tỷ lệ khá thấp so với các doanh nghiệp đang hoạt động đầu tư lớn hiện nay, nó nói lên khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với ngân hàng khá khả quan. Trong khi đó, tổng tài sản của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt hơn 50.000 tỷ đồng

Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành (nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương), ngoài các chính sách ưu đãi như Quyết định 482 và Nghị quyết 55 của Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, thì đối với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai việc “cứu hay không cứu” phải đặt ở góc nhìn tổng thể chi phí - lợi ích hài hòa cho cả nền kinh tế.

Thứ nhất, theo Tiến sĩ Thành, đó là tác động kinh tế - xã hội của Hoàng Anh Gia Lai rất lớn tới nền kinh tế. So sánh hai kịch bản, kịch bản “xấu” và kịch bản doanh nghiệp hồi phục sẽ tác động thế nào đến lao động, công ăn việc làm, thu nhập, bất ổn xã hội, và kể cả thu ngân sách Nhà nước... trong ngắn hạn và dài hạn.

Thứ hai, Hoàng Anh Gia Lai cũng là một doanh nghiệp trong nước tiên phong thực hiện đầu tư lớn vào nông nghiệp, lĩnh vực đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Hình ảnh, uy tín của Hoàng Anh Gia Lai là những tài sản vô hình cần được tính đến trong bài toán này.

Thứ ba, không thể không nhắc tới những yếu tố liên quan tới vấn đề đối ngoại, chính trị, an ninh quốc phòng bởi Hoàng Anh Gia Lai đang có rất nhiều dự án tại các nước láng giềng như Lào, Campuchia, và cả Myanmar.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia kinh tế khi được hỏi đều cho biết, Hoàng Anh Gia Lai không cần được “cứu”, bởi nếu căn cứ theo Nghị định 55 và Quyết định 482 của Chính phủ, đương nhiên tập đoàn này phải được hưởng những chính sách ưu đãi theo quy định mà Nhà nước đã ban hành.

“Tôi biết dư luận hiện nay đang chia làm hai luống ý kiến, cứu hay không cứu Hoàng Anh Gia Lai. Thực ra chúng tôi, những người làm công tác quốc phòng không quan tâm nhiều đến vấn đề này, nhưng chúng tôi đặc biệt quan ngại trước thông tin Tập đoàn này có thể sẽ phải bán 20.000 ha cao su tại Lào để giải quyết khó khăn trước mắt. Lo ngại bởi 2 yếu tố, thứ nhất là việc Hoàng Anh Gia Lai không còn sở hữu hàng trăm km2 đất đai khu vực biên giới 2 nước, thứ nữa là số lượng diện tích không nhỏ này sẽ rơi vào tay đối tác nước ngoài.

Tôi đang băn khoăn là không biết đây có phải là ‘đòn gió’ của ông Đoàn Nguyên Đức để ‘dọa’ cơ quan quản lý hay không. Tuy nhiên, phần nhiều tôi nghĩ rằng ông Đức (Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai – PV) có thể làm thật. Bởi Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp tư nhân, khi bị dồn vào ‘đường cùng’ thì họ không còn cách nào khác để tự cứu lấy mình”.

Thiếu tướng Lê Mã Lương

Thị trường tài chính nghiêng về phía bà Hillary Clinton

Thứ Tư, ngày 28/09/2016 11:24 AM (GMT+7)

Kết thúc 1/3 chặng đường đến với Nhà Trắng, thị trường tài chính dường như phân định chiến thắng cho nữ ứng viên Hillary Clinton.

Sau cuộc tranh biện, tỷ giá đồng peso Mexico, loại tài sản được nhận định là theo sát nhất cuộc tranh đấu giữa Trump và Clinton, đã phục hồi từ mức thấp nhất lịch sử. Cùng với đó, đồng CAD, AUD và chỉ số S&P tương lai đều tăng - một dấu hiệu của niềm hy vọng đối với tài sản rủi ro đã trở lại.

Điều này cho thấy, nhà đầu tư đang khá yên tâm với "phát súng" đầu tiên trong cuộc đua đến Nhà Trắng năm nay. Reuters nhận định, các nhà đầu tư có khuynh hướng xem bà Clinton là người có khả năng giữ cho thị trường bình ổn. Trong khi đó, việc ông Trump trở thành người đứng đầu nước Mỹ sẽ gây ra tác động khó đoán trước lên nền kinh tế và các thỏa thuận thương mại quốc tế của Mỹ.

Xem thêm chủ đề:thi truong tai chinh, tai chinh, Hillary Clinton, nha dau tu

Giá vàng hôm nay 28/9: Mất mốc 36 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 28/9: Mất mốc 36 triệu đồng - 1

Giá vàng đã mất mốc 36 triệu đồng mỗi lượng. Ảnh minh họa

Thời điểm 8h45, tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC hôm nay ở mức 36,05 - 36,12 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 100.000 đồng mỗi lượng so với giá vàng cuối ngày hôm qua.

Tại thị trường TP.HCM, hiện Công ty SJC niêm yết vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 35,93 - 36,15 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 50.000 đồng mỗi lượng mua vào, và giảm 90.000 đồng mỗi lượng bán ra so với giá vàng cuối ngày hôm qua.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng sáng nay giản nhẹ sau khi mất 10 USD mỗi ounce hôm qua. Hiện vàng thế giới bán ra ở mức 1.325 USD/oz, giảm 2 USD mỗi ounce so với hôm qua.

Như vậy, giá vàng trong nước hôm nay vẫn cao hơn vàng thế giới khoảng 300.000 đồng mỗi lượng (quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng).

Tỷ giá trung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 21.940 đồng đổi 1 USD, giảm 2 đồng mỗi USD so với tỷ giá hôm qua..

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục ổn định. Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank hiện niêm yết tỷ giá USD ở mức 22.270 – 22.340 đồng/USD (mua – bán), bằng  tỷ giá hôm qua.

Ngân hàng Eximbank hiện niêm yết ở mức 22.260 - 22.340 đồng/USD (mua - bán), bằng tỷ giá hôm qua.

Trên thị trường dầu thô, giá dầu thô thế giới quay đầu giảm 3%. Hiện giá dầu Brent ở mức 45,97 USD/thùng (giảm 1,38 USD), giá dầu WTI ở mức 44,67 USD/thùng (tăng 1,26 USD).

Giá nhà cao gấp 34 lần thu nhập, nói thật sợ... giật mình

Trước những thông tin cho rằng phân khúc nhà ở cao cấp đang áp đảo thị trường và nguy cơ ế thừa, trong khi nhà giá rẻ khan hiếm, một số tờ báo đưa ý kiến của TS Lê Đăng Doanh, quân giá nhà ở Việt Nam cao gấp 20- 25 lần thu nhập của người dân, PV Infonet đã liên lạc với TS Lê Đăng Doanh để tìm hiểu cụ thể hơn.

Tuy nhiên, khá bất ngờ, khi trao đổi với PV Infonet chiều 27/9, TS Lê Đăng Doanh khẳng định: “Tôi nói là giá nhà Việt Nam cao gấp 32-34 lần so với thu nhập của người dân, chứ không phải 20-25 lần như các báo đã đưa hoặc có thể họ biên tập đưa giảm xuống để khỏi “giật mình” thôi”.

Giá nhà cao gấp 34 lần thu nhập, nói thật sợ... giật mình - 1

Theo chuyên gia cảnh báo thì sắp tới nhiều gia đình sẽ không có nhà vì giá nhà Việt Nam quá cao, cao gấp 34 lần thu nhập. Ảnh: Minh Thư

Theo ông, giá nhà ở Việt Nam chênh lệch quá lớn so với thu nhập người dân, trong khi ở các nước chỉ gấp hơn 5 lần. Điều này có thể dẫn đến nhiều gia đình sẽ không có nhà ở trong vài năm tới và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giáo dục con cái.

Vì sao giá nhà ở Việt Nam lại cao đến vậy? “Tôi cho rằng, có vấn đề về giá đất và lợi ích nhóm, có nhóm lợi ích “đẩy” giá nhà lên, giá nhà không được kiểm soát công khai minh bạch”, TS Lê Đăng Doanh nói.

Nguyên nhân khác được ông đưa ra đó là do lãi suất ngân hàng ở Việt Nam quá cao, trước đây chỉ khoảng 3,8-4% nhưng nay là 8-10%, tức là cao gấp đôi so với lãi suất ở Thái Lan và các nước khác, điều này cũng khiến các doanh nghiệp chịu chi phí đầu vào rất cao.

Do đó, theo ông Doanh cần phải có cơ chế thị trường, công khai minh bạch, khắc phục được “lợi ích nhóm”… thì mới có thể có mức giá nhà phù hợp với thu nhập người dân. Đồng thời, phải kiểm soát được giá đất, giá đất phải được định giá theo cơ chế thị trường.

Ngoài ra, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) - ông Nguyễn Văn Đực chính các thủ tục cấp phép đầu tư, xây dựng dự án bị kéo dài thời gian cũng đã “đẩy” chi phí của doanh nghiệp lên và chi phí đó được tính vào giá nhà, góp phần làm giá nhà bị cao khiến người dân phải “gánh” chịu.

Ông Đực nhẩm tính, thời gian thực hiện các thủ tục cứ kéo dài thêm một năm thì doanh nghiệp tăng thêm 5% chi phí.

Cụ thể, giai đoạn 1: Trước Nghị định 90/2006 thì thủ tục đơn giản. Để khởi công dự án chỉ cần có quyết định giao đất và phê duyệt quy hoạch 1/500 là được. Thiết kế hạ tầng, giấy phép môi trường, PCCC bổ sung sau khi xây dựng. Giá bán thời điểm đó là 5-6 triệu đồng/m2.

Giai đoạn 2: Nghị định 90/2006 và Nghị định 71/2010 quy định về dự án đầu tư và giấy phép xây dựng quy định bên cạnh quyết định giao đất và phê quyệt quy hoạch 1/500 cần phải thiết kế cơ sở hạ tầng (gồm PCCC, môi trường, điện, nước) mới được phê duyệt dự án đầu tư và sau đó mới được cấp giấy phép xây dựng. Hoàn thành đầy đủ thủ tục sẽ được khởi công. Để làm đầy đủ thủ tục này, doanh nghiệp thường mất thời gian làm 2-3 năm. Giá bán nhà thời điểm này trên 10 triệu đồng/m2.

Giai đoạn 3: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế kỹ thuật và giấy phép xây dựng. Cùng với các thủ tục ở giai đoạn 2, chủ đầu tư cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế kỹ thuật và giấy phép xây dựng mới được khởi công. Việc quản lý quá chặt này đã khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Giá bán 14-15 triệu/m2 và hiện nay trên 20 triệu/m2.

“Như vậy, sau 3 giai đoạn bổ sung quy định, giá nhà ở đã đội lên gấp 4 lần, từ 5-6 triệu đồng/m2 lên đến 20 triệu đồng/m2”, ông Đực nói.

Trước đó, theo số liệu thống kê của HoREA, giá căn hộ bình dân, quy mô vừa và nhỏ đang cao gấp 20-25 lần thu nhập trung bình năm của người có thu nhập thấp. Ước tính, người có thu nhập trung bình và thấp phải tiết kiệm 17 năm thì mới có đủ tiền mua căn hộ loại bình dân.

Đất Xanh cất nóc sớm khu căn hộ cao cấp Luxcity

Dự án Luxcity gồm 2 block 19 tầng cao 69,2 m và tầng hầm giữ xe thông giữa 2 block nhà; trong đó, tầng trệt dự kiến bố trí các dịch vụ tiện ích như: Sảnh đón khách, phòng tập GYM, nhà trẻ, Café, siêu thị mini… phục vụ cư dân; tầng 2 đến tầng 19 gồm căn hộ, mỗi tầng có 3 thang máy. Dự kiến, dự án Luxcity sẽ bàn giao nhà sớm và sẽ đón những cư dân đầu tiên nhận nhà đón Tết Đinh Dậu 2017.

Đất Xanh cất nóc sớm khu căn hộ cao cấp Luxcity - 1

Quang cảnh lễ cất nóc dự án Luxcity

Ông Nguyễn Khánh Hưng, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Đất Xanh chia sẻ: “Nhiều người mua nhà hiện nay mong muốn mua nhà ở ngay, những dự án theo sát với tiến độ xây dựng thì phù hợp với nhu cầu của khách hàng và tạo ra tín hiệu giao dịch tốt. Chúng tôi tin rằng, chỉ trong một thời gian ngắn cư dân của dự án Luxcity sẽ hài lòng với căn hộ hoàn thiện và an cư với tổ ấm mình đã chọn”.

Luxcity có quy mô 7,480.6 m2, gồm 2 block (Platinum và Titanium) với 432 căn hộ cao cấp và nhiều tiện ích nội khu phong phú. Số lượng căn hộ trên mỗi tầng được tính toán thiết kế kỹ càng với khoảng rộng hành lang 1,8 m, đảm bảo giao thông từ các căn hộ đến thang máy thuận tiện. Mỗi đầu hành lang được thông gió tự nhiên tạo sự thông thoáng cho mỗi tầng và tòa nhà. Tất cả các căn hộ có lô gia và cửa sổ thiết kế tiếp xúc trực tiếp với nắng gió tự nhiên mang đến sự trong lành, thoáng đãng cho cư dân.

Căn hộ dự án Luxcity được thiết kế với không gian mở, thông thoáng và tối ưu diện tích sử dụng. Từ nội thất điển hình của nhà mẫu, khách hàng có thể cảm nhận rõ nét không gian 2 phòng ngủ ấm áp, phòng khách khang trang, nhà bếp gọn gàng và tiết kiệm diện tích; 2 toilet sạch đẹp và 1 khu sân phơi ngăn nắp. Mỗi căn hộ Luxcity đều sử dụng vật liệu cao cấp, chống cháy, cách nhiệt tốt; sử dụng sơn nội thất thân thiện với môi trường.

Đất Xanh cất nóc sớm khu căn hộ cao cấp Luxcity - 2

Tiến độ thi công vượt trội của dự án Luxcity

Bên cạnh đó, tòa nhà cũng thiết kế bể chứa nước cung cấp đầy đủ lưu lượng nước theo nhu cầu sinh hoạt của các căn hộ và có khả năng dự trữ lưu lượng nước bổ sung. Các hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống máy biến áp, máy phát điện dự phòng, hệ thống phòng chống cháy nổ đều được thiết kế đúng tiêu chuẩn đảm bảo đáp ứng điều kiện tốt nhất cho nhu cầu sinh hoạt của cư dân Luxcity.

Dự án Luxcity được thi công bởi nhà thầu uy tín An Phong và quản lý chất lượng bởi Apave. Dự án trang bị đầy đủ các thiết bị đạt tiêu chuẩn (wifi, truyền hình cáp, hệ thống thang máy hiện đại, hệ thống xử lý rác chống mùi, bố trí an ninh 24/24)… đây thật sự là cơ hội lý tưởng để khách hàng lựa chọn căn hộ an toàn, đầy đủ các dịch vụ tiện ích mà có thể ở ngay.

Đất Xanh cất nóc sớm khu căn hộ cao cấp Luxcity - 3

Nhân viên kinh doanh tư vấn cho khách hàng mua nhà ở ngay trước Tết Đinh Dậu 2017

Chị Nguyệt Nga (ngụ quận Gò Vấp) – Một khách hàng vừa giao dịch thành công căn hộ Luxcity cho biết: “Mua nhà lúc này thì vợ chồng tôi nhắm đến trước Tết sẽ nhận được nhà. Nếu nhận nhà thời điểm đó thì gia đình dễ dàng chuyển về nhà mới để đón Tết! Và đó cũng là lý do vì sao tôi quyết định mua căn hộ Luxcity vào thời điểm này”. Rất nhiều khách hàng đều có tâm lý chung như chị Nga.

Nhân dịp cất nóc dự án Luxcity, Tập đoàn Đất Xanh triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng mua căn hộ Luxcity. Đối với khách hàng sở hữu căn hộ 2 phòng ngủ sẽ được chiết khấu ngay 1%, tặng thêm sân thượng bacony, bộ đèn trang trí gắn trần thạch cao và 1 chỉ vàng thần tài may mắn. Khách hàng mua căn hộ 3 phòng ngủ, bên cạnh chiết khấu tương đương 50 triệu đồng, sẽ được tặng chỗ đậu xe hơi miễn phí trong vòng 2 năm. Đây là sự khác biệt của Luxcity so với các dự án khác ngay trung tâm Quận 7. Ngoài ra, mỗi chủ nhân của Luxcity không chỉ được sở hữu không gian sống tiện nghi và mà có cơ hội lái xe Audi A4 hạng sang trị giá 1,5 tỷ đồng.

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ tài chính tốt nhất cho khách hàng mua căn hộ Luxcity trong dịp này, chủ đầu tư Đất Xanh hợp tác với ngân hàng Vietinbank đưa ra chương trình cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi. Các khách hàng có nhu cầu mua nhà Luxcity, chỉ cần thanh toán 30% giá trị căn hộ, tương đương với số tiền 600 triệu sẽ có cơ hội nhận nhà ở ngay vào Tết Đinh Dậu 2017; 70% còn lại sẽ được ngân hàng hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi 7,7%/năm.

Để tìm hiểu thêm về thông tin dự án, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 097 888 3900 hoặc truy cập website www.luxcity.vn

Thâu tóm dự án từ tay tỷ phú Mỹ, đại gia Việt làm dự án nghìn tỷ tại Phan Thiết

Tỷ phú Mỹ có con rơi tại Việt Nam và dự án đẹp nhất Phan Thiết

Cách đây vài năm, câu chuyện đi tìm cha để đòi chia quyền thừa kế của cậu bé Nguyễn Bé Lory là tâm điểm của dư luận suốt một thời gian dài. Cha cậu bé, tỷ phú Mỹ Larry Hillblom (1943-1995) là chủ của công ty chuyển phát nhanh DHL, sở hữu khối tài sản 600 triệu USD.

Tỷ Phú Larry Hillblom là một trong những người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, làm ăn sớm nhất. Năm 1993, sau nhiều lần sang Việt Nam, tỷ phú Larry bị thu hút bởi vẻ đẹp của Phan Thiết và nhận thấy vị trí mà khách sạn Vĩnh Thuỷ toạ lạc không thể đẹp hơn khi vừa sát biển vừa toạ lạc tại trung tâm thành phố. Ông đã bỏ tiền ra mua lại khách sạn Vĩnh Thủy của Công ty du lịch Bình Thuận để nâng cấp thành khách sạn bốn sao và đặt tên là khách sạn Novotel Phan Thiết.

Thâu tóm dự án từ tay tỷ phú Mỹ, đại gia Việt làm dự án nghìn tỷ tại Phan Thiết - 1

Tỷ phú Larry còn đầu tư xây một sân golf 18 lỗ tuyệt đẹp bao quanh khách sạn này. Đây là một trong những sân golf đẹp nhất châu Á - Thái Bình Dương lúc bấy giờ, được thiết kế xây dựng với đẳng cấp thế giới. Khách sạn Novotel và sân golf Ocean Dunes Golf Club (còn gọi là sân golf Phan Thiết) có tổng diện tích 65.000m2, đã trở thành điểm đến của giới doanh nhân nước ngoài vào cuối tuần.

Bé Lory ra đời vào cuối năm 1994 là kết quả của mối tình chớp nhoáng giữa vị tỷ phú này với cô gái hầu phòng tại Novotel tên Nguyễn Thị Bé. Tuy nhiên, khi Bé Lory chưa đầy 1 tuổi thì vào năm 1995, trong một chuyến bay bằng thủy phi cơ từ đảo Pagan đến Saipan, tỷ phú Larry đã tử nạn.

Một thời gian sau cái chết bất ngờ của ngài tỷ phú đào hoa bạc mệnh, cuộc chiến về pháp lý với hàng trăm luật sư tham gia để giành quyền thừa kế cho các con rơi của tỷ phú Larry tại Đông Nam Á, cuối cùng, chỉ có bốn trong tám đứa trẻ được chính thức công nhận là máu mủ của ông Larry trong đó có   Lory được nhận khoản thừa kế 100 triệu USD.

Siêu dự án của vị tỷ phú bạc mệnh về tay đại gia Việt

Sau khi tỷ phú Larry Hillblom qua đời, sân golf Phan Thiết đã hai lần được bán lại cho hai chủ đầu tư nước ngoài khác. Cuối cùng, vào ngày 15/11/2013, Tập đoàn Rạng Đông đã chính thức mua lại sân golf này cùng khách sạn Novotel để làm dự án.

Đến năm 2015, cả thị trường địa ốc "choáng váng" trước thông tin siêu dự án nghỉ dưỡng 2.600 tỷ đồng chính thức được Tập đoàn Rạng Đông công bố. Dự án này nằm ngay ngã tư 2 con đường đẹp nhất Thành phố là đại lộ Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, sát bãi biển Đồi Dương là khu đất đắt đỏ nhất thành phố Phan Thiết. Trên hết, dự án được sân golf Phan Thiết bao bọc ba mặt, đồng thời nằm kế bên khu nghỉ dưỡng Ocean Dunes, đối diện là khách sạn Novotel Phan Thiết.

Thâu tóm dự án từ tay tỷ phú Mỹ, đại gia Việt làm dự án nghìn tỷ tại Phan Thiết - 2

Theo thông tin công bố từ Tập đoàn Rạng Đông và Công ty Cổ phần Green Real - đơn vị hợp tác đầu tư của dự án này, Ocean Dunes là một tổ hợp biệt thự, nhà phố và khách sạn biển có quy mô lên tới 62 ha tại Trung tâm thành phố Phan Thiết với tổng mức đầu tư khủng lên tới 2.600 tỷ đồng. Khi hoàn thiện dự án sẽ cung ứng ra thị trường 1.515 nhà phố, biệt thự hướng biển và khoảng 5.000 căn hộ cao cấp.

Đặc biệt, dự án hội tụ đủ các tiện ích phục vụ cho nhu cầu nghỉ dưỡng như: Bến du thuyền, toà lâu đài mang phóng cách châu Âu, bờ biển riêng 1.200m, công viên ven biển, nhà hàng và trung tâm thương mại theo chuẩn quốc tế….Theo thông tin từ chủ đầu tư, chỉ sau một tháng mở bán thăm dò thị trường hồi tháng 8 đã hơn 300 nền biệt thự tại dự án đã tìm được chủ.

Đến thời điểm hiện tại dự án đã hoàn thiện  cơ sở hạ tầng và có mức giá hết sức hấp dẫn tại Phan Thiết.

Chủ đầu tư của dự án là Tập Đoàn Rạng Đông và đơn vị hợp tác đầu tư là Công Ty Cổ Phần Green Real. Tập đoàn Rạng Đông, được thành lập từ năm 1991, được biết đến như là một trong những Tập đoàn tư nhân xây lắp hạ tầng lớn nhất Việt Nam. Với gần 20 năm kinh nghiệm, Rạng Đông là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu đi đầu trong việc xây dựng và phát triển những công trình làm thay da đổi thịt Phan Thiết như: Sealink City, sân bay Phan Thiết..

Còn đơn vị hợp tác đầu tư dự án là Công Ty Cổ Phần Green Real thì được biết đến như một công ty đầu tư và môi giới bất động sản hàng đầu thành phố Hồ Chí Minh.

Trong tháng 10, Công Ty Cổ Phần Green Real chính thức giới thiệu siêu dự án  Ocean Dunes tới khách hàng Hà Nội.

Hotline: 091 999 5999

ADB: Nông nghiệp sụt giảm kéo tăng trưởng kinh tế VN xuống 6%

Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế Châu Á (ADOU) 2016 dự báo có sự điều chỉnh giảm trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống còn 6,0% trong năm 2016 và 6,3% năm 2017 do sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng trong nửa đầu năm nay.

ADB: Nông nghiệp sụt giảm kéo tăng trưởng kinh tế VN xuống 6% - 1

Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, nhận định: “Hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, cùng với giá cả hàng hóa toàn cầu thấp, đã làm chậm nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm nay, nhưng các ngành khác có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Lĩnh vực chế tạo tăng trưởng hai con số do các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài mới đẩy mạnh sản xuất, và tăng trưởng trong ngành dịch vụ do thương mại trong nước gia tăng, ngân hàng tăng cường cho vay và du khách đến Việt Nam tăng 25%”.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được kỳ vọng tăng trong sáu tháng cuối năm, nhờ sự gia tăng mạnh hơn của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu, tăng trưởng tín dụng trong nước, sự phục hồi nhẹ trong nông nghiệp và việc đẩy mạnh giải ngân các khoản chi đầu tư cơ bản trong các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia.

Báo cáo nhấn mạnh rằng mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tương đối tốt trong bối cảnh có nhiều thách thức, vẫn có một số vấn đề cần phải giải quyết để bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững.

Làn sóng ngân hàng tăng cường cho vay gần đây củng cố thêm tầm quan trọng của những nỗ lực thắt chặt quy định nhằm ngăn chặn sự gia tăng các rủi ro của khu vực tài chính. Những nỗ lực này sẽ được hỗ trợ bởi việc áp dụng dần dần các tiêu chuẩn điều tiết khắt khe hơn – Basel II – trong vòng 12 - 18 tháng tới.

Hơn nữa, để giảm nhẹ áp lực nợ công, cần củng cố chính sách tài khóa theo hướng tạo thuận lợi cho tăng trưởng, bao gồm hợp lý hóa chi thường xuyên và thắt chặt chi phí tiền lương cho khu vực công. Tỷ lệ chi hành chính trên tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ mức trung bình 8% trong giai đoạn 2007-2009 lên tới 11% trong giai đoạn 2013-2016.

Báo cáo lưu ý rằng thương mại vẫn là một điểm sáng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong sáu tháng đầu năm 2016, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa lớn, ước tính tương đương 8,2% GDP. Đây là bước cải thiện đáng kể so với năm 2015, phản ánh sự tăng trưởng tiếp tục trong xuất khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu giảm bớt.

Ông Sidgwick nói thêm: “Mặc dù thành tích thương mại ấn tượng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp diễn, song nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm hơn nữa của các nền kinh tế công nghiệp chủ đạo, hoặc mức tăng trưởng thấp ngoài dự kiến của Trung Quốc – một đối tác thương mại ngày càng quan trọng của Việt Nam”.

“Đa cấp” tiền gửi, 1 vốn 4 lời !

Hàng chục ngàn nhà đầu tư đã lao vào các sân chơi này. Thế nhưng, họ chưa thể biết được số tiền của mình đầu tư có được “nhà cái” chi trả như cam kết hay không.

30.000 người tham gia?

Ngày 27-9, tại văn phòng Công ty TNHH Đầu tư khoáng sản Hoàng Long (Công ty Hoàng Long; lầu 9, số 56 Yên Thế, quận Tân Bình, TP HCM), chúng tôi ghi nhận hàng chục nhà đầu tư đang được một số người tư vấn phương thức gửi tiền vào công ty này. Công ty Hoàng Long cũng để sẵn những chồng hợp đồng (mẫu) hợp tác kinh doanh để nhà đầu tư tham khảo.

“Đa cấp” tiền gửi, 1 vốn 4 lời ! - 1

Hợp đồng và bảng giới thiệu các gói ủy thác đầu tư của Công ty Hoàng Long

Khi chúng tôi ngỏ ý tìm hiểu phương thức đầu tư tiền gửi vào Công ty Hoàng Long, lập tức một nhân viên chỉ định người đàn ông tên Trinh tư vấn. Trinh bảo vì chúng tôi là “lính mới” nên không thể tiếp xúc trực tiếp với công ty mà phải thông qua nhà đầu tư cũ. Nếu người đã tham gia đầu tư giới thiệu người khác gửi tiền thì sẽ được Công ty Hoàng Long chi trả hoa hồng 5%-15%. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải cam kết gửi tiền trong 3 năm và không rút tiền trước thời hạn hợp đồng.

Trinh cho hay loại hình đầu tư tiền gửi này xuất hiện cách đây 3 tháng, thu hút khoảng 30.000 người đầu tư vào Công ty Hoàng Long. “Riêng tôi đầu tư 2 tỉ đồng và đến nay đã trở thành thủ lĩnh một nhóm nhà đầu tư gần 1.000 người” - anh ta tiết lộ.

Chuyển từ USD sang VNĐ

Thấy tôi quan tâm tới mức sinh lời, Trinh giới thiệu các gói đầu tư từ 5 triệu đồng đến 5 tỉ đồng. Anh ta giải thích với gói đầu tư 100 triệu đồng, mỗi năm Công ty Hoàng Long chi trả vốn và lãi 4 lần. Theo đó, hết quý I, công ty chi trả 132 triệu đồng, quý II trả 66 triệu đồng, quý III trả 30 triệu đồng và quý IV trả 300 triệu đồng.

“Như thế, sau 1 năm, nhà đầu tư nhận được cả vốn và lãi là 528 triệu đồng, tính ra 1 vốn 4 lời (lãi suất hơn 400%/năm). Riêng gói đầu tư 500 triệu đồng và 1 tỉ đồng, nhà đầu tư nhận được tương ứng 2,6-5,2 tỉ đồng và được Công ty Hoàng Long tặng thêm ô tô giá trị 500 triệu đến 1 tỉ đồng…” - người đàn ông này quảng cáo.

Chúng tôi thắc mắc: “Nhà đầu tư sẽ nộp tiền cho ai và Công ty Hoàng Long dùng tiền để làm gì?”. Trinh cho biết Công ty Hoàng Long là một doanh nghiệp khai thác khoáng sản, buôn bán kim loại, kinh doanh bất động sản, du lịch, xuất nhập khẩu nông sản… nên cần huy động vốn dài hạn từ người dân. Còn tiền thì nhà đầu tư nộp trực tiếp cho công ty.

Trinh còn đưa cho chúng tôi xem 2 hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác khoáng sản mà Công ty Hoàng Long vừa ký với 2 doanh nghiệp để làm bằng chứng.

Trao đổi với phóng viên, nhiều nhà đầu tư cho biết vào đầu tháng 9-2016, Công ty Hoàng Long vẫn còn huy động tiền gửi bằng USD, chi trả vốn và lãi hằng ngày. Thế nhưng, đến ngày 12-9, công ty này bất ngờ thay đổi phương thức chi trả theo từng quý, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư chuyển đổi tiền gửi từ USD sang VNĐ, hạn chót vào ngày 30-9.

Một số nhà đầu tư đã bắt đầu lo lắng về khả năng chi trả của Công ty Hoàng Long. “Tôi đã nộp 5.000 USD vào ngày 9-9, nay cảm thấy bất an muốn rút lại nhưng chờ đợi nhiều ngày vẫn chưa gặp được lãnh đạo công ty để tiến hành các thủ tục” - một nhà đầu tư tên là Lê Thùy Liên băn khoăn.

Tin tưởng thì “chơi” qua mạng

Biết chúng tôi đang tìm hiểu cách thức gửi tiền vào Công ty Hoàng Long, chị Sương - người đi cùng với chị Liên - liền giới thiệu về quỹ tín dụng dự phòng 24 giờ xoay vốn nước ngoài có tên là s-blc.com (tạm gọi là Quỹ s-blc.com) với nhiều chính sách thông thoáng hơn.

Sương tự nhận mình là thủ lĩnh của một nhóm 9.000 nhà đầu tư trên cả nước đã gửi tiền vào Quỹ s-blc.com. Theo chị này, Quỹ s-blc.com vừa chuyển đổi hình thức tiền gửi từ USD sang VNĐ để phù hợp với thị trường Việt Nam. Khi nhận tiền, quỹ này sẽ cung cấp cho nhà đầu tư mật khẩu đăng nhập website s-blc.com để đặt lệnh và theo dõi dòng tiền. Riêng nhà đầu tư giới thiệu được nhiều người khác gửi tiền sẽ trở thành thủ lĩnh. Họ có nhiệm vụ nhận tiền của những nhà đầu tư khác rồi chuyển tiếp vào tài khoản của s-blc.com; đồng thời theo dõi dòng tiền, chăm sóc quyền lợi các nhà đầu tư do mình phụ trách.

“Đầu tư vào s-blc.com thì cần những điều kiện gì?” - chúng tôi tò mò. Sương cho biết các gói đầu tư là 3, 6, 12 triệu đồng… và tối đa 50 triệu đồng. Nếu tham gia gói 6 triệu đồng, nghĩa là nhà đầu tư phải 4 lần đặt lệnh, mỗi lệnh 6 triệu đồng, tức vốn đầu tư là 24 triệu đồng và trong vòng 6 tháng không được rút ra. Sau 20 ngày kể từ khi họ đặt lệnh, s-blc.com sẽ chi trả vốn và lãi 6 lần, mỗi lần 3 triệu đồng vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 hằng tháng.

“Tính ra, sau 1 tháng, anh nhận được 18 triệu đồng. Mọi thông tin liên quan đến tiền đều được s-blc.com thông báo bằng tin nhắn điện thoại tới nhà đầu tư” - Sương tư vấn rồi mở điện thoại cho tôi xem các các tin nhắn của s-blc.com xác nhận nhà đầu tư đã nộp và nhận tiền.

Thấy chúng tôi nghi ngờ về đầu ra của s-blc.com cũng như các chứng từ bảo đảm, chị ta tỏ ra khó chịu: “Không phải hỏi nhiều, tin nhắn của s-blc.com đã thay thế cho chứng từ. Nếu anh tin tưởng thì thông qua tôi “chơi” tiền gửi qua mạng, không ai dụ dỗ ai cả”.

Còn về đầu ra, người phụ nữ này tiết lộ Quỹ s-blc.com huy động tiền gửi của hàng chục triệu người trên toàn cầu rồi cho các công ty chứng khoán, ngân hàng… vay lại. Bởi lẽ, theo chị ta, hiện nay, các tổ chức này rất cần vay tiền bằng mọi giá.

Coi chừng bị lừa

Theo chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, không doanh nghiệp (DN) nào có thể tạo ra mức lợi nhuận khổng lồ để trả cho người gửi tiền với mức lãi suất vài trăm phần trăm 1 năm nếu không hoạt động phạm pháp. Thực ra, đây là mức sinh lời ảo - một chiêu bài mà DN đặt ra nhằm huy động vốn và đến một lúc nào đó, họ sẽ “cao chạy xa bay”. Cho dù có thể huy động của người gửi sau nhưng đến một thời điểm nhất định, DN sẽ không trả được vốn và lãi. Lúc đó, DN trở thành đối tượng vi phạm pháp luật vì hành vi lừa đảo. Còn hiện tại, DN huy động vốn của nhà đầu tư bằng hình thức hợp tác kinh doanh thì pháp luật không cấm.

Tiền ảo hoạt động “3 không”, nhà đầu tư lĩnh đủ

Tiền ảo hoạt động “3 không”, nhà đầu tư lĩnh đủ - 1

Tiền ảo bitcoin

Mập mờ pháp nhân

Sau khi Báo Giao thông đăng bài “Hoang đường đầu tư tiền ảo được nhận vàng, đô la”, nhiều bạn đọc đã bức xúc phản ánh cũng là nạn nhân của loại hình đầu tư này.

Cụ thể, chị Trương Thị Thanh Th., ở TX An Khê, Gia Lai cho biết, giữa tháng 9, chị vay mượn 120 triệu đồng để đầu tư vào đồng tiền ảo bitcoin với hy vọng đổi đời nhưng bị lừa đảo mất trắng. Chị T. tại quận Bình Thạnh, TP HCM, sau khi bỏ gần 50 triệu đồng mua tiền ảo, thấy bảo tăng giá lời vài chục triệu nên lại gom thêm 50 triệu đồng để mua tiếp. Song, giờ vào trang web để bán chị chỉ thấy rao bán, nên giờ không biết bao giờ mới thoái được tiền ảo và cũng chưa biết bán được tiền ảo rồi thì lấy tiền thật bằng cách nào.

Để tìm hiểu thông tin, PV Báo Giao thông truy cập trang web - sàn giao dịch của đồng tiền bicoin http://ift.tt/2cyloXt. Ngay khi click vào địa chỉ này, lập tức trang chủ hiện ngay lên dòng chữ “lợi nhuận 1% (nghĩa là 30%/tháng) từ số bitcoin bạn cho đi giúp đỡ cộng đồng”.

Không có cơ sở pháp lý để bảo vệ người mua tiền ảo

Theo luật sư Huỳnh Trung Hiếu, Trưởng Văn phòng luật Hasslaws, hiện ở Việt Nam chưa có bất cứ quy định nào về hoạt động kinh doanh tiền ảo. Nên người dân nếu đầu tư kinh doanh tiền ảo sẽ gặp phải những thiệt hại về mặt kinh tế rất lớn. Bởi không có bất cứ cơ sở pháp lý nào bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư khi xảy ra rủi ro.

Sáng 26/9 trong vai người đã quyết định bỏ tiền vào đầu tư nhưng muốn tới văn phòng công ty để thấy an tâm về tính pháp lý, PV được anh H. (người đang mua tiền ảo, nhưng kiêm thêm giới thiệu người tham gia để nhận hoa hồng) khẳng định, pháp nhân là Công ty TNHH BitcoinVietnam, có địa chỉ tại số 129F/123/52A Bến Vân Đồn, P8, Q 4 TP.HCM - đã được cấp phép kinh doanh tiền ảo.

Anh H. cũng khẳng định, bitcoin có sàn giao dịch hàng đầu tại Việt Nam và đây được coi là đồng tiền ảo lớn nhất trên mạng? Để chứng minh, anh H. đưa ra một thông cáo báo chí, trong đó nêu, đồng bitcoin đã chính thức khởi động Sàn giao dịch Bitcoin (VBTC) bằng việc hợp tác với đối tác công nghệ B linktrade tại New York.

Tìm hiểu qua Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, PV Báo Giao thông được biết có tên doanh nghiệp như vậy, giấy phép đăng ký kinh doanh 12 ngành, nghề như bán lẻ hàng may mặc (ngành chính), hàng lưu niệm, bán buôn thiết bị - linh kiện điện tử, viễn thông… và không nhắc tới việc kinh doanh tiền ảo hay tiền kỹ thuật số. Về việc tên doanh nghiệp có chữ bitcoin, vì không vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, được xem như là ghép các chữ cái lại với nhau mà thành.

Trong khi đó, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương) đã có thông báo từ năm 2015 liên quan đến Công ty Bitcoin Việt Nam. Trong đó, nói rõ lý do Cục từ chối hồ sơ thông báo của website http://ift.tt/1jNz3ZJ như một website thương mại điện tử. Cụ thể, “việc thông báo website chỉ áp dụng đối với các website thương mại điện tử bán hàng, trên đó người bán phải cung cấp thông tin cho khách hàng để có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ khi quyết định giao kết hợp đồng. Hiện tại, tiền ảo bitcoin chưa được quy định là hàng hóa hay dịch vụ trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành”.

Tiền ảo hoạt động “3 không”, nhà đầu tư lĩnh đủ - 2

Hội thảo đầu tư của onecoin 

Nhiều dấu hiệu lừa bịp

Tương tự bitcoin, một đồng tiền ảo đang lôi kéo rầm rộ người chơi khác là onecoincũng mập mờ như vậy khi không có cơ sở pháp lý, không pháp nhân và không văn phòng hoạt động. Sàn giao dịch của đồng tiền này tại địa chỉ hocdautuonecoin.com công bố lợi nhuận lên tới 150-250%. Và chỉ cần đầu tư một năm giá trị sẽ tăng gấp 10 lần. Trang này cũng giới thiệu tại Việt Nam đã có 30.000 người tham gia. Thậm chí, những tay môi giới còn khẳng định, đầu tư tiền ảo lợi nhuận 1.000%, người chơi chỉ cần bỏ ra vài chục triệu đồng là có thể trở thành tỷ phú.

Anh K. giữ đường dây nóng cho web của onecoin cũng thừa nhận, ở Việt Nam không có công ty tiền ảo nào được cấp phép. Tuy nhiên, các đơn vị này đều hợp tác liên kết với nước ngoài.

Khi PV cố tình đòi đến làm việc tại văn phòng thì cả anh H. và anh K. đều ấm ớ không trả lời hoặc trả lời quanh co. Anh K. cho rằng, văn phòng trước đây đặt ở đường Phạm Hùng, Hà Nội nhưng giờ không ở đó nữa. Hiện nay, onecoin đang xây cao ốc lớn trên đường Phạm Hùng, song không trả lời được địa chỉ cụ thể ở đâu.

Mặc dù vậy, anh K. vẫn cố thuyết phục PV đến hội thảo - tổ chức hàng tuần tại Hà Nội - sẽ được giải đáp hết. Theo anh này, mới đây, onecoin vừa tổ chức hội thảo “thành công rực rỡ” ở khách sạn Daewoo Hà Nội. “Em cứ vào web mà xem, và phải mua sớm trước ngày 1/10 vì đang có chương trình mua được nhân đôi”, anh K. nói.

Trên trang web của onecoin trích lời một đại diện tại Việt Nam cho biết, tháng 10/2016 onecoin sẽ có giấy phép chính thức tại Việt Nam. Các thành viên mua gói tham gia ở ngưỡng nào đó sẽ có thẻ ra vào văn phòng công ty(?!) Đến lúc đó thì giá trị onecoin sẽ càng tăng cao và những ai sở hữu đồng tiền này trước ngày 1/10 sẽ càng có lợi nhuận cao.

Cách thức tham gia để có lợi nhuận phụ thuộc vào lượng tiền mua. Chẳng hạn, onecoin mua gói rẻ nhất là 4,3 triệu đồng, gói đắt nhất là 3,658 tỷ đồng. Lợi nhuận sẽ đến từ hai nguồn thụ động và bị động. Thụ động nghĩa là người tham gia không cần làm gì, chỉ chờ đông người tham gia mua thì tiền sẽ tự động tăng giá rồi bán (đào). Bị động là người phải biết dùng đòn bẩy, có phần mềm công nghệ cao để bán (ngày lên giá), hay muốn có nhiều hơn nữa có thể mời gọi thêm nhiều người tham gia lấy hoa hồng.

Đặc trưng của nhà chung cư trong phòng cháy chữa cháy

Theo thống kê từ Sở cảnh sát PCCC của TP. Hồ Chí Minh, chỉ trong 3 năm từ 2012- 2015, có tới 35 vụ cháy tại nhà cao tầng trên tổng số 1037 công trình nhà cao tầng của thành phố. Trong số đó có tới 26 vụ xảy ra tại chung cư. Chỉ từ năm 2015 đến nay đã có 72 dự án chung cư được bàn giao cho cư dân và đưa vào sử dụng nhưng có tới 32 chung cư chưa được nghiệm thu PCCC.
Nhà chung cư không chỉ có đặc trưng là diện tích sử dụng lớn, mật độ dân số đông mà còn là nơi tập hợp nhiều vật liệu, hệ thống kỹ thuật dễ cháy nổ. Do đó, công tác đảm bảo an toàn PCCC tại nhà chung cư cần được chú trọng. Tuy nhiên, nhiều dự án hiện nay cho thấy một số hạng mục PCCC như hệ thống kỹ thuật PCCC vẫn chưa đảm bảo, lực lượng tại chỗ cũng chưa được huấn luyện phòng cháy chữa cháy. Tại một số dự án, chủ đầu tư cố tình bỏ qua hệ thống PCCC nhằm tiết kiệm chi phí.
Theo Sở Cảnh sát PCCC, không phải chủ đầu tư công trình không biết rõ Luật PCCC mà chủ yếu vẫn do chủ đầu tư cố tình vi phạm, ngoài ra có sự lơ là giám sát của chính quyền địa phương. “Để đảm bảo an toàn PCCC, doanh nghiệp cần xem lại việc xây dựng nhà chung cư là tạo thương hiệu và sự an toàn cho cộng đồng dân cư. Nhằm chấn chỉnh tình trạng này, chỉ được phép đưa công trình vào hoạt động khi được cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đánh giá công trình đảm bảo chất lượng đúng quy định”, ông Châu nhấn mạnh. 


Ông Huỳnh Cách Mạng, Phó Chủ tịch UBND thành phố, cho rằng các đơn vị cần tích cực kiểm tra, xử lý các vi phạm về an toàn PCCC tại các chung cư mới. Khi phát hiện vi phạm về an toàn PCCC tại các chung cư cao tầng cần xử lý nghiêm để tăng sức răn đe.
Tham khảo thêm thông tin về khóa học pccc hoặc quản lý vận hành hệ thống PCCC trong lớp vận hành chung cư. Học viên đăng ký tham gia khóa học vui lòng liên hệ: 0913.278.119 hoặc gửi thư về địa chỉ email: viendaotao@viendaotao.vn

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Thoái vốn DN nhà nước: Những câu hỏi trước giờ G

Thoái vốn DN nhà nước: Những câu hỏi trước giờ G - 1

Habeco được định giá khoảng 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân những năm gần đây 1.200-1.300 tỷ đồng. Ảnh: Như Ý.

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính lên kế hoạch thoái vốn (một phần hoặc toàn bộ) tại 10 doanh nghiệp nhà nước lớn (DNNN) có thương hiệu mạnh. Cùng lúc, các bộ ngành, địa phương đang ồ ạt lên kế hoạch thoái vốn trong doanh nghiệp. Vậy vốn Nhà nước sẽ được bán thế nào, đắt hay rẻ, có hay không lợi ích nhóm và làm sao để không làm mất đi những thương hiệu vốn là niềm tự hào của người Việt.

Kỳ 1: “Chính phủ không đi bán bia, bán sữa”

Trong các chỉ đạo mới đây, Thủ tướng yêu cầu phải thoái vốn nhà nước tại hàng loạt ông lớn, như Cty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Tổng Cty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng Cty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà nội (Habeco). “Chính phủ không đi bán bia, bán sữa, cái gì tư nhân làm tốt thì để cho họ làm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tới tấp thông tin bán vốn

UBND thành phố Hà Nội vừa công bố kế hoạch thoái vốn Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tại 96 doanh nghiệp (DN). Trong đó, số doanh nghiệp có vốn Nhà nước thuộc các tổng công ty, công ty mẹ - công ty con và các doanh nghiệp độc lập 100% vốn Nhà nước là 66. Số doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND thành phố Hà Nội là 30 doanh nghiệp.

96 DN thuộc danh sách thoái vốn có vốn điều lệ khoảng 10.345 tỷ đồng, trong đó số vốn Nhà nước đang nắm giữ khoảng hơn 4.000 tỷ đồng. Điểm danh, có nhiều DN gắn với các thương hiệu “vang bóng một thời” như: Dệt Minh Khai, Công ty Thống Nhất Hà Nội, Dệt 19/5, Giầy Thượng Đình, Giày Thụy Khuê, Xích líp Đông Anh, Kim khí Thăng Long, Hanel... UBND thành phố Hà Nội dự định sẽ thoái toàn bộ vốn tại đây và đang yêu cầu các DN phải gấp rút triển khai nội dung chuẩn bị, trong đó điểm nhấn là tập trung liên quan đến đất đai, tài chính, công nợ, lao động, hồ sơ tài liệu…, đảm bảo để công tác thoái vốn Nhà nước được thuận lợi, hoàn thành sớm kế hoạch đề ra.

Với Habeco, Thủ tướng đã chỉ đạo thoái vốn nhà nước trong năm nay. Nhưng xem chừng, với 3 tháng cuối năm, Bộ Công Thương (chủ quản) và DN còn rất nhiều việc phải làm mới đạt mục tiêu này. Hiện Habeco được định giá khoảng 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân những năm gần đây 1.200-1.300 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 3.000-4.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các nhà máy bia của Habeco ở các tỉnh như Thanh Hóa, Hải Dương… cũng đóng góp cho ngân sách địa phương vài trăm tỷ đồng mỗi năm. Hiện nhà nước nắm giữ gần 82% cổ phần tại Habeco (cổ đông chiến lược Carlsberg chiếm hơn 17%, cổ đông khác chưa tới 1%).

Thông tin được giới đầu tư và sàn chứng khoán trông đợi nhất phiên mở sàn thị trường ngày 26/9 chính là thương vụ bán vốn tại Vinamilk (mã CK: VNM). Trong một động thái bất ngờ cuối tuần qua, Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa phát đi thông tin công bố kế hoạch bán vốn tại Vinamilk.  Cụ thể, từ nay đến hết năm 2016, SCIC sẽ bán đi 9% cổ phần tại DN này, đưa tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước tại VNM từ 45% xuống còn 36%. Chia sẻ với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cho biết, đang cố gắng đẩy nhanh các thủ tục. “Tôi nghĩ, nhà đầu tư cá nhân nếu có hàng tỉ USD cũng có thể tham gia đợt chào bán. Chúng tôi kỳ vọng sẽ bán được giá cao nhất có thể dựa trên hình thức thỏa thuận ngoài sàn. Giá sàn khởi điểm được xác định chắc chắn không thấp hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch, còn giá đạt được càng cao càng tốt. Ban điều hành Vinamilk sẽ phối hợp tham gia bán vốn này”, ông Chi nói. Theo ông Chi, với 9 DNNN còn lại, SCIC cũng chuẩn bị lên kế hoạch sớm và tiến hành trong năm 2017.

Lo đầu cơ rồi bán lại

Trước sự chỉ đạo phải “lên sàn” của Chính phủ, hiện Habeco đang nghiên cứu để đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán (sàn Upcom). Theo đánh giá của các chuyên gia, việc bán cổ phần nhà nước tại Habeco sẽ khó hơn Sabeco, do cổ đông nước ngoài tại Habeco nắm tỷ lệ cổ phiếu lớn hơn tại Sabeco (chỉ 5%). Về nhà đầu tư tiềm năng, hiện đối tác Carlsberg cũng muốn nâng tỷ lệ nắm giữ tại Habeco, ngoài ra một số đối tác tới từ Nhật Bản và các công ty thực phẩm, đồ uống mạnh trong nước cũng đang ngỏ ý quan tâm.

Quan ngại lớn nhất từ ban lãnh đạo Habeco là làm sao để tìm được cổ đông chiến lược, vừa đủ mạnh về tài chính, kinh nghiệm vừa vì mục tiêu phát triển Habeco. Cụ thể là lo nhà đầu tư mua Habeco chỉ để đầu cơ rồi bán lại, hoặc là thông qua Habeco để chen chân vào thị trường đồ uống đầy tiềm năng của Việt Nam. Bên cạnh đó là nỗi lo dòng tiền từ thị trường bia có thể chảy khỏi Việt Nam. “Nếu điều này xảy ra, rất có thể những thương hiệu Việt sẽ mất dần trên thị trường”. một thành viên Habeco nói. 

Có hay không quan ngại về lợi ích nhóm trong quá trình thoái vốn? Trả lời PV Tiền Phong, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, việc thoái vốn tại 10 doanh nghiệp do SCIC nắm giữ như:  Vinamilk, Nhựa Tiền Phong, Nhựa Bình Minh… nằm trong chủ trương của Chính phủ về việc thoái vốn nhà nước tại các DN hoạt động trong ngành, lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ. Theo đó, điểm nhấn của lần bán vốn này như Thủ tướng đã chỉ đạo, phải thực hiện theo quy định của pháp luật, thông lệ thị trường, bảo đảm minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lợi ích nhóm, bảo đảm lợi ích cao nhất của đất nước.

Nhận xét về câu chuyện thoái vốn tới đây, ông Trần Lê Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty quản lý quỹ Việt Nam (VFM) lưu ý: Việc nắm giữ cổ phần ở các công ty này có thể mang lại hiệu quả đầu tư tài chính, nhưng nếu lấy số tiền thanh lý tài sản ở các công ty này sử dụng đúng đắn cho các mục đích khác có thể mang lại lợi ích cao hơn.     

(còn nữa)

Bộ Công Thương chấp thuận cho Sabeco niêm yết trên HOSE

Bộ Công Thương vừa có văn bản đồng ý với đề xuất của bộ phận quản lý vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) về việc thực hiện niêm yết cổ phiếu Sabeco trên Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE). Văn bản của Bộ Công Thương nêu rõ: “Yêu cầu Bộ phận quản lý vốn Nhà nước tại Sabeco có ý kiến với HĐQT xem xét, lựa chọn đơn vị tư vấn có uy tín, kinh nghiệm để thương thảo và ký hợp đồng tư vấn thực hiện các thủ tục, quy trình niêm yết chứng khoán theo đúng quy định và mang lại hiệu quả”.         

P.Tuyên

Theo Bộ Tài chính, số tiền bán vốn từ 9% cổ phần của Vinamilk thu về sẽ thực hiện theo đúng quy định về quản lý tài chính nhà nước. Nghị quyết của Quốc hội năm nay trong dự toán ngân sách đã có cân đối 30.000 tỷ đồng từ tiền bán vốn nhà nước và tiền này sẽ dành cho đầu tư phát triển với các dự án lớn của nhà nước như Bệnh viện Bạch Mai 2, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Việt Đức… Vào  thời điểm bán Vinamilk, nếu các điều kiện kinh tế đều “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, giới  đầu tư ước đoán số tiền Nhà nước thu về từ “cổ phiếu vàng” này sẽ lên tới 15.000- 18.000 tỷ đồng.