- Cứ mua nhà dưới 1,05 tỷ đồng là được vay ưu đãi lãi suất 5%/năm
Nghị quyết 02 điều chỉnh, bổ sung sẽ không quy định bắt buộc người mua nhà dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70m2 mới được vay vốn ưu đãi gói 30.000 tỷ.
Khu nhà ở giá rẻ tại Khu đô thị Golden Silk
Tại buổi lễ khởi công xây dựng một dự án chung cư tại Hà Nội vào sáng 24/7, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tiết lộ về “Nghị quyết số 02 điều chỉnh, bổ sung” một số giải pháp tháo gỡ khó khăn. cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu sẽ được ban hành trong vài ngày tới.
“Đáng chú ý của Nghị quyết 02 lần này là được điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh giải ngân gói 30.000 tỷ, kéo dài thời hạn vay từ 10 năm lên 15 năm, và nhiều giải pháp bổ sung khác.” Thứ trưởng Nam nói.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thì sắp tới sẽ không yêu cầu người mua nhà ở thương mại cứ phải mua nhà ở dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 mới được vay vốn ưu đãi từ gói 30.000 tỷ (lãi suất hiện tại là 5%/năm –PV), mà chỉ cần tổng giá trị trong hợp đồng mua bán căn nhà dưới 1,05 tỷ đồng là được vay vốn theo chính sách từ gói tín dụng ưu đãi này.
Điều đó có nghĩa là người mua nhà có thể mua nhà giá đắt nhưng diện tích nhỏ hoặc mua nhà diện tích to giá rẻ vẫn có thể vay vốn ưu đãi từ gói 30.000 tỷ.
Ngoài ra, cán bộ công chức có đất mà chưa có tiền xây dựng nhà ở cũng có thể vay vốn từ gói này. Các hộ gia đình xây nhà cho sinh viên thuê cũng được hỗ trợ vay vốn từ gói 30.000 tỷ…
Cũng theo Thứ trưởng Nam thì hiện nay thị trường bất động sản đã có khuynh hướng phục hồi rõ rệt. Điều đó thể hiện ở lượng giao dịch tăng rất mạnh trong 6 tháng qua, ở Hà Nội đạt trên 4000 giao dịch thành công, Tp.HCM trên 3000 giao dịch thành công cao gấp 2 lần cùng kỳ năm ngoái.
“Điều đó chứng tỏ những chính sách tháo gỡ khó khăn cho bất động sản thời gian qua là đúng hướng. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương cần tiếp tục cần có những chính sách hỗ trợ hơn nữa, để khôi phục thị trường tăng trưởng trở lại, xứng đáng với đầu kéo nền kinh tế của nó. Từ đó lôi kéo các thị trường khác như xây dựng, vật liệu xây dựng, lao động, hàng hóa, giao thông vận tải, tài chính,…điều này có lợi cho nền kinh tế, tăng thu ngân sách”. Thứ trưởng Nam nói
Cũng theo Thứ trưởng Nam, hiện nay Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở cũng đang được sửa đổi có nhiều điểm mới. Từ mở rộng cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở, kinh doanh bất động sản sẽ chặt chẽ hơn, chuyên nghiệp hơn,…Bên cạnh đó, Thứ trưởng Nam cũng đề nghị các DN cần chủ động tham gia khuấy động thị trường để tiếp tục thu hút các nguồn lực, người dân quan tâm đến bất động sản, giúp cho thị trường khởi sắc trở lại.
- NHNN kiến nghị tiếp tục nới điều kiện mua nhà theo gói 30.000 tỷ đồng
NHNN đã kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời gian hỗ trợ từ 10 năm lên 15 năm để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng là đối tượng thu nhập thấp.
Ngày 17/4, NHNN đã có báo cáo về tình hình tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản; Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 và Đề án thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở.
Theo NHNN, về tình hình giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ hỗ trợ cho thị trường BĐS, đến 31/3/2014 các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 3.537 khách hàng với tổng số tiền đạt 3.124 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng nguồn vốn hỗ trợ nhà ở; trong đó đã giải ngân theo tiến độ cho 3.508 khách hàng với dư nợ cho vay đạt 1.448 tỷ đồng, tăng 79,8% so với 31/12/2013
Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn của chương trình, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân, NHNN đã kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời gian hỗ trợ từ 10 năm lên 15 năm để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng là đối tượng thu nhập thấp; cho phép được cho vay trong gói 30.000 tỷ đối với các đối tượng khách hàng cá nhân mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà tối đa 1,05 tỷ đồng (không khống chế về diện tích và đơn giá) để phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương;
Bên cạnh đó, NHNN cũng kiến nghị bổ sung đối tượng là các hộ dân ở đô thị; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại các đô thị ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở (chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng xuống cấp hư hỏng) được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, nhưng tổng số vốn vay không quá 300 triệu đồng; cho phép các đối tượng ký hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở trước ngày 07/01/2013 (ngày Nghị quyết 02/NQ-CP có hiệu lực) được vay trong gói hỗ trợ này;
Ngoài ra, NHNN cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần có nhu cầu được tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở để đẩy mạnh việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở; Không đưa đối tượng là các hộ dân ở vùng thường xuyên xảy ra bão lũ thuộc các tỉnh duyên hải, Miền Trung vào chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ.
Về Đề án thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, NHNN cho biết ngày 23/9/2013, NHNN đã có Quyết định số 2104/QĐ-NHNN thành lập Ban chỉ đạo và Tổ biên soạn xây dựng hoàn thiện Đề án thành lập Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở (MRA), với sự tham gia của đại diện 02 NHTM là NHTMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, NHNN đã gửi dự thảo Đề án xin ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Đề án, trình Ban chỉ đạo xem xét.
Cũng theo NHNN, hiện nay một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai Đề ấn bởi MRA là mô hình hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam, do đó cần hoàn thiện khung pháp lý, căn cứ triển khai để tạo cơ sở triển khai mô hình MRA tại Việt Nam. Ngoài ra, nguồn vốn hoạt động của MRA bao gồm NHNN cấp 3.000 tỷ đồng và phát hành trái phiếu chưa cụ thể, rõ ràng và chưa có tính khả thi…
Theo NHNN, về tình hình giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ hỗ trợ cho thị trường BĐS, đến 31/3/2014 các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 3.537 khách hàng với tổng số tiền đạt 3.124 tỷ đồng; chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng nguồn vốn hỗ trợ nhà ở; trong đó đã giải ngân theo tiến độ cho 3.508 khách hàng với dư nợ cho vay đạt 1.448 tỷ đồng, tăng 79,8% so với 31/12/2013
Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn của chương trình, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải ngân, NHNN đã kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời gian hỗ trợ từ 10 năm lên 15 năm để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng là đối tượng thu nhập thấp; cho phép được cho vay trong gói 30.000 tỷ đối với các đối tượng khách hàng cá nhân mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán nhà tối đa 1,05 tỷ đồng (không khống chế về diện tích và đơn giá) để phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương;
Bên cạnh đó, NHNN cũng kiến nghị bổ sung đối tượng là các hộ dân ở đô thị; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại các đô thị ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở (chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng xuống cấp hư hỏng) được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, nhưng tổng số vốn vay không quá 300 triệu đồng; cho phép các đối tượng ký hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở trước ngày 07/01/2013 (ngày Nghị quyết 02/NQ-CP có hiệu lực) được vay trong gói hỗ trợ này;
Ngoài ra, NHNN cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần có nhu cầu được tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở để đẩy mạnh việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở; Không đưa đối tượng là các hộ dân ở vùng thường xuyên xảy ra bão lũ thuộc các tỉnh duyên hải, Miền Trung vào chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ.
Về Đề án thành lập cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, NHNN cho biết ngày 23/9/2013, NHNN đã có Quyết định số 2104/QĐ-NHNN thành lập Ban chỉ đạo và Tổ biên soạn xây dựng hoàn thiện Đề án thành lập Cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở (MRA), với sự tham gia của đại diện 02 NHTM là NHTMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, NHNN đã gửi dự thảo Đề án xin ý kiến tham gia của các đơn vị có liên quan để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Đề án, trình Ban chỉ đạo xem xét.
Cũng theo NHNN, hiện nay một số khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai Đề ấn bởi MRA là mô hình hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam, do đó cần hoàn thiện khung pháp lý, căn cứ triển khai để tạo cơ sở triển khai mô hình MRA tại Việt Nam. Ngoài ra, nguồn vốn hoạt động của MRA bao gồm NHNN cấp 3.000 tỷ đồng và phát hành trái phiếu chưa cụ thể, rõ ràng và chưa có tính khả thi…
Thanh Ngà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét