Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Những doanh nhân "quá tuổi nghỉ hưu" lớp trẻ "đuổi không kịp"!

Doanh nhân Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT

Nhắc đến vấn đề về tuổi, ông Trương Gia Bình trở thành tâm điểm trong những ngày gần đây khi ông đã bước sang tuổi 60 và bị nhân viên của mình hát chế giục ông về hưu trong gala mừng sinh nhật FPT hôm 13/09.

Ông Trương Gia Bình cùng các cộng sự của mình thành lập FPT từ năm 1988 với chỉ 13 nhân viên, đến nay FPT đã có quy mô nhân sự lên đến 27 nghìn người, hoạt động ở 4 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ; Viễn thông; Phân phối – bán lẻ; Giáo dục. Năm 2015, tập đoàn này đạt doanh thu lên đến 40.000 tỷ đồng.

Những doanh nhân "quá tuổi nghỉ hưu" lớp trẻ "đuổi không kịp"! - 1

Ngoài việc trở thành ông lớn số 1 về công nghệ trong nước, FPT đã hiện diện ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2016, tạp chí Forbes Việt Nam xếp FPT trong Top 5 thương hiệu công ty giá trị nhất Việt Nam.

Xét về độ tuổi, ở tuổi của ông chưa phải là đã già nếu so với hàng loạt doanh nhân tên tuổi khác. Tuy nhiên, một tập đoàn về công nghệ luôn cần những ý tưởng táo bạo mới từ những người trẻ tuổi năng động. Trong khi đó, câu chuyện chuyển giao thế hệ đã được FPT đặt ra trong 10 năm qua. Cho dù thế nào, Chủ tịch Trương Gia Bình vẫn đang là linh hồn, là thuyền trưởng của FPT.

Doanh nhân Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk

Mặc dù đã 63 tuổi, nhưng bà Mai Kiều Liên vẫn được tín nhiệm giữ chức Tổng giám đốc CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk). Bà từng kiêm nhiệm vị trí chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp này từ năm 2003 đến năm 2015.  Bà là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á bình chọn bởi Forbes.

Dưới sự điều hành của bà Mai Kiều Liên, Vinamilk (VNM) niêm yết cổ phiếu lần đầu vào năm 2006 với 159 triệu cổ phiếu, sau 10 năm VNM đã tăng gấp 10 lần quy mô vốn lên 1.451 triệu cổ phiếu.

Đáng chú ý, trong cả quá trình tăng vốn, chỉ hai lần VNM huy động vốn từ cổ đông và nhà đầu tư mới với tổng khối lượng hơn 25 triệu cổ phiếu. Còn lại phần lớn là Công ty phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông. Năm 2009, VNM phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1 để thưởng, liên tiếp 2 năm 2011 và 2012 chia thưởng cp tỷ lệ 50% và trong 3 năm gần đây 2014 – 2016 duy trì tỷ lệ thưởng 20%. Bên cạnh cổ phiếu thưởng, Vinamilk còn khiến cổ đông hài lòng với mức cổ tức tiền mặt bình quân 35,4% mỗi năm, điều này đồng nghĩa với việc hằng năm Công ty chi ra khoảng hơn 2.200 tỷ đồng để chia lại cho cổ đông.

Như vậy, tính một cách tương đối, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VNM (tương ứng với mức vốn bỏ ra ban đầu là 53.000 đồng/cp) kể từ buổi đầu niêm yết cho đến nay đều đã tăng lên gần 10 cổ phiếu (trị giá 1,4 triệu đồng, khoảng 140.000 đồng/cp) và hưởng cổ tức tiền mặt tổng tỷ lệ 354% (3,54 triệu đồng). Nói cách khác, nếu bỏ ra 53.000 đồng để mua 1 cổ phiếu VNM từ thời điểm chào sàn, đến nay cổ đông đã bỏ túi tới 4,94 triệu đồng.

Những doanh nhân "quá tuổi nghỉ hưu" lớp trẻ "đuổi không kịp"! - 2

Trải qua 10 năm niêm yết, VNM đã nhân gấp 8 lần tổng mức doanh thu từ 5.659 tỷ đồng năm 2005 lên 40.223 tỷ đồng tính đến cuối năm 2015, lãi ròng tăng trưởng gấp gần 12 lần từ mốc 605 tỷ lên 7.770 tỷ đồng. VNM cũng đang có một cơ cấu vốn ở mức an toàn, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm gần đây duy trì quanh ngưỡng 30%.

Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, Vinamilk giữ vị trí dẫn đầu thị trường ngành sữa nước với hơn 50% thị phần. Bên cạnh duy trì thị trường truyền thống tại khu vực Trung Đông và Đông Nam Á, Công ty đang tiếp tục đẩy mạnh các thị trường ở khu vực châu Phi và cả những thị trường khó tính đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao như Nhật Bản, Canada, Mỹ. Vinamilk đến nay đã có 3 công ty con gồm Driftwood (Mỹ), Angkor Dairy Products Co., Ltd (Campuchia), Vinamilk Europe Spostka Z Ograniczona Odpowiedzialnoscia (Ba Lan) và một đơn vị liên kết là Miraka Limited (New Zealand) vừa sản xuất, vừa phân phối sản phẩm sữa ở thị trường nước ngoài.

Bà Mai Kiều Liên từng chia sẻ với báo chí vào tháng 8/2016 rằng để hoàn thành giấc mơ trở thành 1 trong 50 tập đoàn sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017 thì việc đầu tư ra nước ngoài là chiến lược chính trong thời gian tới.

Doanh nhân Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Traphaco

Bà Vũ Thị Thuận năm nay cũng vừa tròn 60 tuổi, bà trở thành  Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Traphaco vào năm 2003, Tổng giám đốc Traphaco năm 2011 và Chủ tịch HĐQT Traphaco từ năm 2013.

Ghế Chủ tịch HĐQT từ lâu đã bị nhòm ngó bởi SCIC khi cổ đông nhà nước muốn đưa người của mình vào thế chân bà Thuận. Tuy nhiên, tại Traphaco, bà Thuận được coi là “linh hồn” của công ty này cho dù cơ cấu cổ đông của công ty hiện nay đã khá đa dạng với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài và cổ đông nhà nước là SCIC. Tại ĐHCĐ năm 2016, bà được cổ đông tín nhiệm bầu lại vào chức Chủ tịch nhiệm kỳ 2016-2020 với tỷ lệ phiếu tín nhiệm lên đến 98,65%.

Tỷ lệ trên cho thấy bà Thuận rõ ràng đã giành được sự tín nhiệm gần như tuyệt đối của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người hiểu rất rõ về vai trò của bà trong những thành công của Traphaco. Tuy nhiên, với tỷ lệ sở hữu 35,67% vốn cổ phần của Traphaco, SCIC vẫn nắm quyền phủ quyết các vấn đề quan trọng của công ty theo nội dung điều lệ này.

Những doanh nhân "quá tuổi nghỉ hưu" lớp trẻ "đuổi không kịp"! - 3

Năm 2016, công ty đặt kế hoạch doanh thu tăng trưởng 6,38% và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 16,6%. Traphaco cũng đặt kế hoạch doanh thu là 2.100 tỷ đồng, tăng trưởng 6,38%, trong đó doanh thu thuốc sản xuất và thuốc do Traphaco phân phối độc quyền sẽ tăng trưởng 12,02%. Traphaco đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ năm 2016 đạt 210 tỷ đồng, tăng trưởng 16,67%.

Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn IPP

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn sinh năm 1951 tại Nha Trang, đến năm 1974 sang định cư tại Philippines. Ông được biết đến là ông trùm buôn hàng hiệu ở Việt Nam. Hệ thống Imex Pan Pacific (IPP) do ông làm chủ hiện là nhà phân phối của nhiều thương hiệu cao cấp như rượu Moet-Hennessy, Camus; nước hoa Chanel; các nhãn hàng thời trang Burberry, Nike, CK, Salvatore Ferragamo, Versace… cũng như là đối tác nhận nhượng quyền của nhiều chuỗi nhà hàng như Thai Village, Illy Café, Burger King, Domino Piazza…

Vợ và các con của ông hiện cũng tham gia vào hoạt động kinh doanh của IPP. Ngoài ra chị em gái của ông cũng đang là người điều hành chuỗi siêu thị Citimart và Maximark.

Những doanh nhân "quá tuổi nghỉ hưu" lớp trẻ "đuổi không kịp"! - 4

Gần đây, doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn lấn sân sang lĩnh vực bất động sản với việc ông cùng 3 cổ đông là các nhà đầu tư nổi tiếng đến từ Mỹ đã đề xuất lên UBND TP HCM đầu tư dự án 4 tỷ USD tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2. Dự án là tổ hợp gồm một tòa tháp cao 70 tầng cùng nhiều tòa nhà thấp và khu thương mại văn phòng, mua sắm, vui chơi giải trí khép kín.

Doanh nhân Trần Thị Hường: Tập đoàn Hoàn Cầu, ngân hàng Nam Á

Doanh nhân gốc Bình Định Trần Thị Hường (Tư Hường) năm nay vừa tròn 80 tuổi. Tuổi trẻ bà từng phải đi ở, đi học may, học nhuộm quần áo, đi bán hàng, sau khi lấy chồng bà chuyển sang làm công nghiệp, sau đó phất lên nhờ buôn bán bất động sản.

Hai thương vụ ghi dấu ấn trong giới của bà Tư Hường là vào đầu những năm 90 với việc đầu tư nhà máy bia tại Khánh Hòa sau đó bán lại cho hãng San Miguel với giá 24 triệu USD, kiếm lãi 5 triệu USD. Không lâu sau đó bà tiếp tục xây nhà máy Sài Gòn Cola tại Tp.HCM sau đó chuyển nhượng lại cho Coca-Cola với giá 15 triệu USD.

Những doanh nhân "quá tuổi nghỉ hưu" lớp trẻ "đuổi không kịp"! - 5

Cùng với chiến lược trên, bà Tư Hường tiếp tục xây và bán nhà máy nước tăng lực Lipovitan với giá khoảng 17 triệu USD. Hiện gia đình bà chủ yếu kinh doanh bất động sản (Chung cư Saigonland-Điện Biên Phủ, Chung cư cao cấp Cantavil- Hoàn Cầu,…); Du lịch khách sạn (Diamond Bay City, Diamond Bay Gofl & Villas,..); Xây dựng- sản xuất, hạ tầng- khu công nghiệp; Truyền thông- y tế- giáo dục (Đại học Quang Trung, Saint Luke). Trước đây, bà được nhắc đến nhiều nhất với vai trò là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nam Á, nhưng hiện nay bà đã rút lui và chỉ đóng vai trò làm cố vấn HĐQT, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàn Cầu với 8 công ty thành viên. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của bà tại Nam Á Bank vẫn còn lớn.

Doanh nhân Đỗ Minh Phú, Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, Chủ tịch Tiephong Bank

Ông Đỗ Minh Phú, 64 tuổi, được biết đến chủ yếu với vài trò là Chủ tịch của Doji Group, một doanh nghiệp lớn chuyên về kinh doanh vàng bạc đá quý. Tại Doji Group, cá nhân ông Đỗ Minh Phú sở hữu 70% cổ phần, 30% còn lại được chia đều cho hai người con của ông Phú là bà Đỗ Vũ Phương Anh và ông Đỗ Minh Đức, cả hai đều là Phó TGĐ Doji Group.

Những doanh nhân "quá tuổi nghỉ hưu" lớp trẻ "đuổi không kịp"! - 6

Ông Đỗ Minh Phú và vợ trong tiệc mừng sinh nhật lần thứ 62.

Doanh thu của Doji tăng trưởng mạnh kể từ năm 2007 khi mua lại 2 công ty vàng bạc, đá quý của SJC là SJC Hà Nội và SJC Đà Nẵng và biến chúng trở thành công ty con của Doji. Những động thái này giúp ông Phú nhanh chóng giành lấy vị trí dẫn đầu thị trường phân phối vàng miếng và đá quý ở miền Bắc và miền Trung, trên cả 2 kênh bán sỉ và bán lẻ (hơn 100 đại lý lớn).

Ông Đỗ Minh Phú còn đại diện Doji nắm 8% cổ phần tại TienphongBank, em trai ông là Đỗ Anh Tú cũng nắm 5% cổ phần Tienphong Bank. Hai người lần lượt giữ chức vụ Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này.

Ông Đỗ Minh Phú còn là Chủ tịch HĐQT Artex Saigon, doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

TP.HCM: Biệt thự, nhà liền kề giao dịch thành công tăng kỷ lục

Cụ thể, theo Savills trong quý 3/2016 nguồn cung từ 6 dự án biệt thự/nhà liền kề và giai đoạn mới của 5 dự án hiện hữu cung cấp thêm cho thị trường sơ cấp khoảng 1.100 căn. Nhờ sự hoạt động tốt của các dự án mới, lượng giao dịch quý 3 tăng 49% theo quý và 193% theo năm, trong đó giao dịch nhà liền kề chiếm 71% tổng giao dịch.

Trong quý 3 này, Quận 2 và Quận 9 tiếp tục có tình hình hoạt  động tốt nhất, chiếm 51% tổng lượng giao dịch. Thuận lợi của 2 quận này còn đến từ hạ tàng phát triển và quy hoạch đô thị tốt tại khu Đông Thành phố. Dự án có giá bán hợp lý, đa dạng tiện ích và chủ đầu tư uy tín thu hút nhiều người mua.

TP.HCM: Biệt thự, nhà liền kề giao dịch thành công tăng kỷ lục - 1

 Giao dịch biệt thự, nhà liền kề tại TP.HCM trong quý 3 đạt mức kỷ lục, theo Savills Việt Nam.

Với thị trường văn phòng cho thuê, tổng nguồn cung trong quý này đạt 1,58 triệu m2. Trong đó có 1 dự án hạng C gia nhập thị trường và 1 dự án hạng B tạm ngừng hoạt động. Nguồn cung mặt bằng văn phòng này được đánh giá là ổn định và sẽ khan hiếm trong tương lai.

Công suất trung bình tăng 1% theo quý và 5% theo năm, đạt 98%. Giá thuê trung bình tăng 1% theo quý và 5% theo năm. Phân khúc tiêu thụ chủ yếu đến từ các dự án hạng B và C, chiếm 97% tổng lượng tiêu thụ mới trong quý. Trong khi đó, văn phòng hạng A hoạt động tốt nhất với giá thuê tăng 4% theo quý, đạt 1,07 triệu đồng/m2 (tương đương 48USD/m2/tháng).

Thị trường căn hộ trong quý 3 vừa qua chứng kiến giao dịch tăng mạnh loại căn hộ hạng C. Nguồn cung 4.600 căn đến từ 11 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 1 dự án hiện hữu được mở bán. Nguồn cung này đã giảm gần 1 nửa so với quý. Cũng theo Savills, tổng nguồn cung sơ cấp đạt hơn 40.300 căn hộ trong tất cả phân khúc.

Nhờ vào tình hình hoạt động tốt của phân khúc căn hộ hạng A và hạng C nên tỷ lệ hấp thụ trong quý này đạt 19%, tăng 2% theo quý và theo năm. Lượng giao dịch ở phân khúc căn hộ hạng C tăng mạnh, khoảng 15% theo quý. Trong khi đó, hạn B giảm 12% sau khi tăng liên tiếp trong 6 quý gần đây.

Savills dự báo, từ quý 4/2016 đến năm 2018 sẽ có hơn 50.000 căn hộ gia nhập thị trường. 

Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới về số tỷ phú công nghệ

Theo danh sách 100 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới mới được tạp chí Forbes công bố, Trung Quốc đứng vị trí số 2 với 19 người. Con số này giúp quốc gia tỷ dân ở châu Á chỉ đứng sau Mỹ (với 51 tỷ phú) và vượt xa những quốc gia còn lại như Canada ở vị trí số 3 với 5 người hay Đức vị trí thứ 4 với 4 người. 19 tỷ phú công nghệ Trung Quốc có tổng tài sản là 132.7 tỷ USD. 

Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới về số tỷ phú công nghệ - 1

Jack Ma – nhà sáng lập tập đoàn Alibaba sở hữu số tài sản lên tới 25.8 tỷ USD (Ảnh: Businessinsider)

Trong số 10 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới, Trung Quốc có hai đại diện đều là những cái tên hết sức nổi tiếng: Jack Ma – nhà sáng lập tập đoàn Alibaba và CEO Ma Huateng (người được biết với biệt danh Pony Ma), CEO của Tencent - tập đoàn Internet lớn nhất nước này. Nếu Jack Ma sở hữu số tài sản lên tới 25.8 tỷ USD thì ông Ma Huateng cũng không hề kém cạnh với con số khủng 22 tỷ USD.

Theo các chuyên gia, số lượng tỷ phú công nghệ của Trung Quốc sẽ có thể tăng trong những năm tới do thị trường nước này vẫn còn rất rộng mở cho lĩnh vực Internet. Các công ty dot.com của Trung Quốc không chỉ có tham vọng chiếm lĩnh thị trường trong nước còn mở rộng ra nhiều thị trường quốc tế, thậm chí cả ở Mỹ.

Đây là năm thứ hai Forbes công bố danh sách 100 tỷ phú công nghệ trong bối cảnh những ông chủ các công ty Internet khiến người nhiều choáng váng vì số tài sản vừa nhiều vừa tăng nhanh.

Thống kê cho thấy, tổng tài sản của 100 tỷ phú này lên tới 892 tỷ USD, tăng 6% so với năm ngoái. Một điểm đáng chú ý nữa là đã có 53 tỷ phú mới trong top 100 và 27 người bị bật ra khỏi nhóm. 

Trung Quốc xếp thứ 2 thế giới về số tỷ phú công nghệ - 2

Bill Gates giữ ngôi vị số 1 trong danh sách 100 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới với khối tài sản 78 tỷ USD

Vững vàng ở ngôi số 1 trong danh sách này là Bill Gates. Ông chủ Microsoft đang sở hữu khối tài sản lên tới 78 tỷ USD. Từ khi nói lời chia tay với Microsoft vào đầu năm 2014, Bill Gates tập trung vào các hoạt động của quỹ Bill & Melinda Gates. Hiện số cổ phiếu tại Microsoft của ông chiếm khoảng 15% khối tài sản kếch xù của vị tỷ phú này.

Nhà sáng lập và CEO của Amazon, Jeff Bezos ở vị trí số 2 với 66,2 tỷ USD trong khi ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg xếp ở vị trí số 3 với khối tài sản lên tới 54 tỷ USD. Với đà phát triển của Facebook trong thời gian qua, nhiều người cho biết, con số 54 tỷ USD sẽ sớm thay đổi trong một thời gia ngắn tới đây.   

Giá vàng chiều 12/10: Lập đỉnh mới

Giá vàng chiều 12/10: Lập đỉnh mới - 1

Giá vàng chiều 12/10 lập đỉnh mới, khi tăng mạnh trong phiên buổi sáng lên 35,71 triệu đồng/lượng (Ảnh minh họa)

Cụ thể, lúc 13h15 chiều nay, giá vàng SJC trên hệ thống của SJC tại TP. HCM điều chỉnh giảm nhẹ 10 nghìn đồng hai chiều về 35,46-36,70 triệu đồng/lượng.

Trước đó, sau khi tăng mạnh liên tục trong phiên giao dịch buổi sáng nay, giá vàng SJC đã lập đỉnh mới tại mốc 35,47-35,71 triệu đồng/lượng, trước khi giảm nhẹ.

Chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra tại đây được co về 240 nghìn đồng mỗi lượng.

Trong khi đó, giá vàng nhẫn tròn SJC cũng được giao dịch ở mức 35,50-35,85 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC chiều nay cũng được giao dịch ở mức cao là 35,46-36,72 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, tại hệ thống Doji Hà Nội, giá vàng SJC và giá vàng Doji chiều nay cũng giảm nhẹ 10 nghìn đồng về 35,56-35,63 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra tại đây co về 70 nghìn đồng mỗi lượng. Trước đó, trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng Doji cũng lập đỉnh mới tại 35,60-35,67 triệu đồng/lượng...

Cùng thời điểm, trên thị trường thế giới, giá vàng giao ngay lúc 13h15 chiều nay (theo giờ Việt Nam) đã tăng 2,1 USD (0,17%) lên 1.254,5-1.255,5 USD/ounce. Mức giá cao nhất ghi nhận được từ lúc mở cửa là 1.258,3 USD/ounce.

Trong phiên giao dịch sáng nay trên thị trường Châu Á,giá vàng thế giới lại người chiều giảm mạnh từ quanh ngưỡng 1.258 USD/ounce về sát ngưỡng 1.254 USD/ounce.

Tác động lên tâm lý thị trường là sự mạnh lên của đồng USD trước đồn đoán Fed có thể nâng lãi suất vào tháng tháng 12 tới. Dự kiến, cuối ngày hôm nay theo giờ địa phương, Fed sẽ công bố báo cáo sau cuộc họp chính sách. Báo cáo có thể sẽ tiết lộ thêm manh mối về quyết định của Fed.

Doanh nhân nhà băng sướng hay khổ

Doanh nhân nhà băng sướng hay khổ - 1

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh tiền bạc. Ảnh: Như Ý.

Tiền bạc để làm gì?

Hôm nay là ngày doanh nhân Việt Nam (13/10). Nếu được hỏi nghĩ gì, âu có lẽ lúc này trong bốn bức tường, người thấm và buồn  nhất chính là ông Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank).

Từng xuất hiện trong hình ảnh một doanh nhân thành đạt - nổi đình đám trên thương trường, thậm chí liên tục lọt Top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán, nhưng cuối cùng ông Thắm lại có một kết cục đáng buồn khi chuẩn bị đối diện với vô số tội danh và một bản án nghiêm khắc đang chờ đợi.

Những gì là sai và trái với pháp luật, ông Thắm phải gánh và “trả giá”, ấy là tất yếu. Nhưng ngay cả khi có tiền, hỏi ông này có sướng không? Một người quen của ông Thắm từng kể lại  chi tiết ngày ông Thắm mới bị bắt. Đó là làm doanh nhân, nhưng ông Thắm bận tối mắt mũi đến mức không có chút thời gian nào cho gia đình. Thậm chí đến cả sinh nhật vợ, người đã đồng cam cộng khổ cùng ông Thắm từ những ngày đầu, khi vợ ông nói chỉ có một ước muốn giản dị được ăn tối cùng chồng trong một nhà hàng ngay dưới Cầu Diễn mà ở đó trồng toàn hoa bưởi và sống trong mùi hương bưởi thì ông cũng thở dài mà động viên rằng: “Anh bận lắm, thôi để anh cho mua hoa bưởi về trải trong phòng tặng em”. Người quen này khi đó kể lại và nói: Làm doanh nghiệp như ông ấy thế sướng gì; tiền bạc để làm gì khi mà một chút thời gian dành cho gia đình gần như không có”.

Cữ áp Tết năm ngoái, trong một cuộc trò chuyện vui vẻ, ông chủ Geleximco kiêm Chủ tịch Ngân hàng An Bình (ABBANK) - doanh nhân Vũ Văn Tiền đã nói về sứ mệnh của những doanh nghiệp lớn. Ông Tiền  thừa nhận, về tiền bạc cá nhân ông và gia đình chẳng bao giờ phải lo nghĩ, tiêu bao nhiêu lâu cũng không hết. Nhưng ông phải làm, ngay cả lúc ốm nhất cũng nghĩ đến việc phải làm, không chỉ đơn giản là nghĩ đến đồng tiền của mình mà nghĩ đến việc phải có trách nhiệm với xã hội. 

“Nếu mọi người chỉ đơn giản nhìn vào và thấy chúng tôi kinh doanh để thu lợi nhuận là chưa đúng và đủ. Một doanh nghiệp khi đã lớn lên và vững vàng rồi, hơn cả đó là những gì cần phải làm và để lại cho xã hội (những năm qua ông Tiền và Tập đoàn làm từ thiện xã hội rất nhiều nhưng không công bố- PV). Bây giờ chỉ cần nghĩ, mình dừng lại, đằng sau lưng là cả một tập thể hàng ngàn con người rồi sẽ ra sao?”, ông Tiền khi đó nói.

Những “ông chủ” không ngày nghỉ

Nếu hỏi lĩnh vực nào hiện chịu áp lực và cường độ làm việc lớn nhất tại thời điểm này, có lẽ ngân hàng là một trong những nghề được chọn đầu tiên. Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh tiền bạc, thời gian và cơ  hội. Bao nhiêu năm làm việc với giới nhà băng, chứng kiến áp lực và cường độ của giới này, thực sự nhiều khi người bên ngoài phải ngả mũ.

Còn nhớ trong một dịp lễ tết gần đây, một ngân hàng tổ chức tiệc liên hoan nho nhỏ.  19  giờ tối, bên mời cáo lỗi, chủ tịch chưa đến được bởi lý do vẫn đang họp Hội đồng quản trị. Hơn 20 giờ, thấy vị chủ tịch vội bước vào cùng hai cán bộ cốt cán phòng khách hàng doanh nghiệp và thẩm định rủi ro. Chỉ ngồi đúng 30 phút, không kịp ăn uống gì, vị chủ tịch đứng lên chào tất cả.

Theo lịch đã định sẵn ông vừa kể, sẽ là rẽ qua nhà lấy bộ quần áo lễ phục tươm tất; rồi phi xe cùng hai cán bộ trên đến Thanh Hóa vào quãng 23 h đêm. Để 7 giờ sáng mai kịp dự một lễ khai trương của một đối tác lớn ngân hàng sẽ rót vốn cho vay.  Bảo lấy đâu sức mà làm việc nhiều thế? Vị này chỉ cười: “Công việc mà, quen rồi”. Còn giới nhân viên dưới quyền ông thì lắc đầu bái phục: “Có những ngày họp từ 8 giờ sáng đến tối khuya tới 5-6 cuộc họp với đủ các phòng ban bảo vệ kế hoạch năm. Vậy mà choáng nhất là “sếp” nhớ vanh vách từng đầu việc, từng con số, cấm bỏ qua tí nào”.

Hơn hai năm thi thoảng mới gặp, đã thấy thành viên HĐQT một ngân hàng cổ phần lớn tóc bạc trắng đầu. Đùa “anh tuổi trẻ tài cao sao bạc tóc sớm vậy?”, ông chỉ cười kể: “Triền miên là họp, họp nhiều đến nỗi bạc cả tóc”. Nói rồi cũng trải lòng: Công việc áp lực ghê gớm họp đã đành, rồi còn lo áp lực kế hoạch kinh doanh, lo quan hệ khách hàng, lo đối nội đối ngoại trăm bề đủ thứ. Chưa kể, không cẩn thận chỉ cần sai một ly có thể đi cả vạn dặm.

Trong một cuộc trò chuyện gần đây, qua điện thoại, ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPbank ngày nào nay đã “giã từ”  làng bank chuyển sang kinh doanh giáo dục (ông Sơn hiện là Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại Nam) bảo: “Giờ anh thấy thoải mái lắm. Sáng đến trường làm quản lý, sắp xếp mọi việc; chiều rảnh thì đi đánh golf. Làm giáo dục, lợi nhuận thì không bằng làm ngân hàng nhưng nhẹ đầu em ạ”. Ông Sơn thừa nhận giờ nghĩ lại thời ở ngân hàng, đúng là đủ thứ áp lực, tiền nhiều hơn nhưng rủi ro cũng cao hơn. 

Phía sau một trong những người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh

Phía sau một trong những người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh - 1

Có một người phụ nữ "biết bay", được Tạp chí Forbes bình chọn trong top 100 phụ nữ quyền lực nhất hành tinh, với khối tài sản ước tính cả tỷ USD. Người chưa gặp dễ hình dung về một người đàn bà “thép” đầy uy quyền. Vậy mà ngược lại, phía sau người phụ nữ ấy lại là những câu chuyện nhân văn thấm đẫm tình người trong cả công việc và cuộc sống đời thường.

Bàn tay sắt bọc nhung

Hôm đó, một cơn mưa vừa dứt, trời se lạnh. Tôi chứng kiến một cảnh khó quên: Một bà chủ quyền lực được xếp hạng top 100 phụ nữ quyền lực nhất hành tinh ngồi bên bếp lửa bập bùng trong một căn bếp đơn sơ nói chuyện cùng ông lão người thiểu số ở Hòa Bình. Ông lão hỏi: “Cháu được đi TP HCM chưa. Xa lắm nhỉ. Nghe nói phải ngồi máy bay nữa!”.

Tôi không biết bà Nguyễn Thị Phương Thảo (bà chủ Hãng hàng không Vietjet Air, HD Bank và nhiều doanh nghiệp khác) nói gì. Chỉ thấy sau khi tạm biệt, ông lão (là thầy cúng, rất quý chiếc áo hành lễ) lấy chiếc áo vẫn dùng đi hành lễ tặng bà Thảo. Người phụ nữ quyền lực hôm ấy cũng vào thăm một lớp học, ôm lũ trẻ nhem nhuốc và hát tặng chúng một cách tự nhiên. Các thầy cô trong ngôi trường trên rẻo cao ấy không ai biết bà Thảo làm nghề gì. Họ chỉ nghĩ đơn giản, đó là một mạnh thường quân có tấm lòng thơm thảo về trường tặng quà cho học sinh nghèo.

Bà Thảo có sở thích đặc biệt với màu trắng nhẹ nhàng thanh khiết. Dáng vóc mảnh mai và trẻ hơn nhiều so với tuổi. Sở thích về màu sắc và vóc dáng dường như cũng nói lên cách điều hành doanh nghiệp của bà. Thật là một nhận diện khác hẳn với danh xưng bà chủ lớn. Ấy vậy mà, để đưa được những chiếc máy bay sơn màu quốc kỳ Việt Nam lên bầu trời nội địa, quốc tế và tham vọng vươn xa hơn, không phải chuyện đơn giản. Thời điểm đó, bài học từ thất bại của những hãng bay nội địa khiến dân trong nghề với ánh mắt nghi ngại, thốt lên: “Ðể rồi xem”. Trong khi đó người phụ nữ vận váy voan trắng và cộng sự đưa ra những ý tưởng trang phục của tiếp viên thật lạ lẫm và lãng mạn. Nữ tiếp viên Vietjet đội mũ ca-lô, quần sóc như hình ảnh đoàn quân giải phóng tiến vào 5 cửa ô của mùa Thu lịch sử. Trang phục này đã quen thuộc trên từng chuyến bay hôm nay và đặc biệt được đánh giá cao trong giới hàng không quốc tế: Thanh lịch, hiện đại, tiện dụng và giàu bản sắc…

Nhiều lần, tôi cứ tự hỏi, người phụ nữ dáng vóc mong manh ấy giấu quyền lực ở đâu? Ở số tài sản mà người ta nói kếch sù với cả trăm máy bay đặt hàng, hay những công ty đình đám khác? Tôi ngỡ phải chứng kiến nhiều cuộc thét ra lửa, nhưng rõ ràng không dưới vài lần được chứng kiến người phụ nữ này tập hát say sưa trên ô tô riêng để kịp thuộc lời hát tặng nhân viên. Như buổi sáng đi làm từ thiện khởi hành sớm, bà cũng ăn vội miếng bánh mỳ như ai. Người lái xe riêng của bà Thảo nói: “Tôi lái cho Madam (một cách nói kính trọng) hơn 25 năm rồi, từ khi đứa con đầu của tôi mới sinh. Nay cháu đã thành nhân viên thuộc ngân hàng của Madam cũng đã lấy chồng là cán bộ ngân hàng, sinh cho tôi đứa cháu kháu khỉnh”.

“Tôi đã làm công việc này với tất cả niềm đam mê từ trái tim mình. Trái tim của một người phụ nữ mong muốn khách hàng và nhân viên được chăm sóc như từ bàn tay người mẹ, người vợ, người em dành cho người thân của mình, để có những chuyến đi tới nơi về tới chốn, an toàn, mạnh khỏe, vui vẻ, được chăm chút”. 

CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo

Trong một buổi tiệc lớn cuối năm của công ty, người ta háo hức chờ nữ chủ nhân ra tuyên bố khai mạc trịnh trọng. Ðâu đó ở cuối hội trường, bà Thảo đẩy chiếc xe phục vụ bữa ăn trên máy bay từ từ tiến vào. Bà lần lượt phục vụ từng nhân viên suất ăn của đêm hôm ấy. Nhạc trong bữa tiệc nhộn nhịp là thế mà bỗng dưng mọi người lặng đi. Nghe nói, có những giai đoạn khó khăn khi Vietjet mới thành lập. Nhân viên chưa quen việc, nhiều người vẫn thấy một người phụ nữ tươi tắn đi hỏi han cấp dưới làm việc vất vả không, tự tay lau hút bụi trên tàu bay.

Mấy trợ lý thân cận còn kể, bà Thảo thích nấu ăn và vẫn nấu cơm cho gia đình mỗi dịp rảnh cuối tuần. Có lần gặp, tôi hỏi: “Nghe nói chị còn chăm gia đình hơn gái công sở thời nay?”. “Hàng tuần, mình vẫn dành ra thời gian để đọc truyện, đi xem phim cùng cậu con trai hoặc đưa cháu đi thi đấu thể thao, biểu diễn ca nhạc …”, bà nói. Hôm rồi, tôi gặp vợ chồng bà trong chuyến ra Hà Nội thăm bố mẹ già. Trông họ như một cặp đang đi hưởng tuần trăng mật. Nghe nói đó là cách họ tranh thủ mỗi dịp gần nhau. Dường như họ chỉ hẹn hò trên những chuyến bay.

Ít ai biết, khi mới 25 tuổi, bà Thảo vừa về Việt Nam và đã tham gia sáng lập, quản trị trong hội đồng quản trị một vài ngân hàng. Có lần, tôi hỏi bà, ở tuổi đó, một cô gái chỉ biết làm đẹp thôi? Bà nói: “Vậy mà tôi đã phải đưa ra những chiến lược kinh doanh và những giải pháp cho một vấn đề nào đó”. Sau buổi lễ ký kết mua hợp đồng máy bay với Airbus cách đây không lâu, John Leahy- Tổng giám đốc Thương mại toàn cầu của Airbus, hướng mắt về phía Madam Thảo rồi nói: “CEO Vietjet là người phụ nữ có bàn tay sắt bọc nhung”. Ông này nói thêm: “Cứ thử đàm phán hợp đồng với bà ấy mà xem”.

Phía sau một trong những người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh - 2

Bà Thảo trong chuyến thăm các em nhỏ mồ côi.

Ước mơ của bà mẹ bỉm sữa

Rất kín tiếng với truyền thông, bà hầu như không trả lời phỏng vấn. Chúng tôi chỉ tranh thủ chuyện trò như những người bạn. Nói về việc lập nên một hãng hàng không khiến cả thế giới biết đến, có lần, bà kể rằng nhìn thấy cơ hội tại một thị trường tiêu dùng gần 100 triệu dân, khao khát được sử dụng phương tiện máy bay hiện đại; nhưng khi đó vẫn là phương tiện xa xỉ, chỉ dành cho những người “có điều kiện”.  “Từ hơn 10 năm trước, khi cậu con trai đầu lòng được vài tháng tuổi, tôi đã nhìn thấy điều này và cảm nhận được rằng đó chính là công việc mình cần phải làm trong tương lai, nếu muốn đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Và ngay tại thời chăm con nhỏ, tôi đã ấp ủ ước mơ làm hàng không, bắt đầu nghiên cứu về các hãng hàng không giá rẻ, gặp gỡ các CEO quản lý mảng hàng không giá rẻ như Jetstar, Air Asia và nghiên cứu lịch sử thành công của Southwest Airlines”, bà Thảo kể. 

Theo cách nói kiểu cư dân mạng hiện nay thì bà mẹ bỉm sữa lúc đó đã có nhiều nung nấu. Hàng loạt câu hỏi hiện lên trong đầu bà: Khách hàng cần gì, muốn gì, bản thân có thể đáp ứng gì, có thể làm hàng không chi phí thấp mà chất lượng cao hay không? Rồi phải làm gì để tạo ra những giá trị mới cho khách hàng. “Chúng tôi đã luôn nghĩ mới, nghĩ khác, nghĩ táo bạo để thay đổi và tạo nên một xu hướng tiêu dùng mới, một xu hướng đi máy bay mới, tiến tới đưa phương tiện hàng không trở thành dịch vụ phổ cập với người dân Việt Nam. Phát triển hãng hàng không của chúng tôi thành một hãng hàng không đa quốc gia, được yêu thích bậc nhất trong khu vực”, bà nói.

Hiện nay, đội máy bay và doanh thu của Vietjet tăng trưởng như vũ bão, doanh thu năm thứ 5 gấp 3 lần năm thứ 3. Bên cạnh đó, Vietjet đã tạo ra được hàng loạt lợi thế cạnh tranh. “Sau gần 5 năm hoạt động, Vietjet đã vươn lên dẫn đầu thị trường hàng không nội địa, hơn 90% khách hàng thường xuyên quay lại sử dụng dịch vụ của chúng tôi”, bà Thảo nói.

Khởi nghiệp chưa hẳn là startup!

Khởi nghiệp chưa hẳn là startup! - 1

Các bạn trẻ làm việc tại văn phòng của một công ty phát triển ứng dụng tìm kiếm các địa điểm ăn ngon tại Hà Nội - Ảnh: Reuters.

Ở thời điểm hiện tại, “khởi nghiệp” đang dần trở thành một khái niệm ngày càng “hot” hơn trong xã hội và nền kinh tế Việt Nam. Người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp, thậm chí một trong những chương trình quốc gia quan trọng nhất từ nay đến năm 2020 cũng là “quốc gia khởi nghiệp”, với mục tiêu đặt ra là Việt Nam sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020.

Nói cách khác, trọng tâm của chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế mà Nhà nước và Chính phủ đang theo đuổi trong thời gian 5 năm tới là xoay quanh khái niệm “khởi nghiệp”, trong đó mọi nỗ lực cải cách trên nhiều phương diện đều hướng tới mục đích chính là tạo thuận lợi tối đa cho môi trường đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, nếu so sánh với phong trào khởi nghiệp đang khá thịnh hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, thì cách tiếp cận của Việt Nam với khái niệm “khởi nghiệp” đang có một số khác biệt nhất định. 

Trước hết, cách tiếp cận của Việt Nam với khái niệm “khởi nghiệp” hiện nay vừa rộng hơn mà cũng vừa hẹp hơn so với cách hiểu phổ biến trên thế giới. Tại nhiều quốc gia, làn sóng khởi nghiệp hay còn được biết đến với cái tên startup được xem là một lĩnh vực kinh tế mới, dù về bản chất phần lớn các startup được xếp vào các lĩnh vực như dịch vụ hay công nghệ tùy thuộc vào sản phẩm mà startup cung cấp. Sở dĩ khởi nghiệp được nhiều quốc gia coi là một lĩnh vực kinh tế mới, là do sự linh hoạt, đa dạng và quan trọng nhất là dựa trên nền tảng sự sáng tạo vượt ra ngoài khuôn khổ các ngành nghề thông thường. Chính vì vậy mà tại một số nước, startup được gọi là lĩnh vực kinh tế sáng tạo.

Điều này dẫn tới việc hầu hết các gói hỗ trợ từ phía chính phủ tại các quốc gia đều phải là những gói hỗ trợ đặc thù dành riêng cho startup, ngoài vốn thì còn có những khái niệm khá mới mẻ dành riêng cho giới startup như “vườn ươm”, “hệ sinh thái khởi nghiệp”… với những đặc điểm cấu tạo rất đặc thù. Thậm chí, lợi nhuận và doanh thu của giới startup cũng được tính thành hẳn một mục riêng trong GDP quốc gia, chẳng hạn như tại Ấn Độ năm 2015 doanh thu của các startup trên toàn quốc lên tới hơn 20 tỉ USD, tại Anh là khoảng 50 tỉ USD.

Trong khi đó, cách tiếp cận của Việt Nam hiện nay với khái niệm “khởi nghiệp” lại có phần nghiêng theo nghĩa tự khởi sự kinh doanh với mục đích chủ yếu là tạo việc làm và tăng thu nhập thay vì hướng tới ý nghĩa phổ biến là một ngành kinh tế sáng tạo. Điều này thể hiện rõ nhất ở ngay nội dung chủ đạo của chương trình “quốc gia khởi nghiệp” do Nhà nước và Chính phủ đặt ra. Đó là đặt trọng tâm vào việc tạo thêm khoảng 500.000 doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020 không giới hạn về lĩnh vực hay ngành nghề kinh doanh.

Các hỗ trợ từ phía chính phủ và chính quyền các địa phương cho phong trào khởi nghiệp, vì thế cũng mang tính trải rộng ra khắp các ngành nghề và lĩnh vực với mục đích chính là thúc đẩy việc thành lập thêm nhiều doanh nghiệp mới. Điển hình là đề xuất bãi bỏ 36 ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật sửa đổi bổ sung vừa được Chính phủ trình Quốc hội, hay 2 bản cam kết mà 53 tỉnh thành vừa ký cách đây hơn 1 tháng.

Điều này dẫn đến việc phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay có khá nhiều khác biệt với các nước trên thế giới. Vì không đặt nền tảng là một ngành kinh tế dựa trên sự sáng tạo, nên chỉ số sáng tạo đổi mới của các startup Việt Nam kém xa so với quốc tế. Theo số liệu thống kê từ báo cáo “Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015-2016” (GEM Việt Nam 2015) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa thực hiện, thì chỉ số sáng tạo đổi mới của startup Việt Nam trong năm 2015 chỉ đạt 11,4%, xếp hạng 50 trong số 60 nước thực hiện GEM. Trong đó, mới về sản phẩm chỉ đạt mức 4,8%, mới về thị trường là 2,2%, mới về công nghệ là 4,4%.

Tỷ lệ startup hoạt động trong các lĩnh vực chế biến và phục vụ doanh nghiệp rất thấp, trong khi đây mới được xem là thước đo chính để xem xét một nước có nền khởi nghiệp mạnh hay không. Các hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam cũng có định hướng quốc tế khá thấp, chỉ có 1,5% số startup là có trên 25% khách hàng nước ngoài, trong khi tỷ lệ này ở các nước tương tự Việt Nam lên tới 5,7%. Triển vọng tăng trưởng việc làm đối với các hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam chỉ đạt 3,9%, trong khi tỷ lệ trung bình ở các nước tương tự lên tới 12,9% (theo The Saigon Times).

Các số liệu thống kê trong GEM Việt Nam 2015 cũng chỉ ra một thực tế rằng, đa phần khởi nghiệp ở Việt Nam là vì nhu cầu thiết yếu và mưu sinh hàng ngày. Theo đó, 37,4% người Việt Nam khởi sự kinh doanh là thuộc diện không có công việc ổn định và buộc phải tìm cách bươn chải bằng những công việc buôn bán nhỏ lẻ. Trong khi đó 62,6% còn lại cũng khởi sự kinh doanh vì các lý do khác như tăng thu nhập (chiếm 75%), duy trì thu nhập (18%) và độc lập hơn (7%) (theo The Saigon Times). Nói cách khác là vì những lý do tài chính và thu nhập hơn là vì muốn sử dụng khả năng sáng tạo và tận dụng cơ hội mà toàn cầu hóa cùng những đột phá mà công nghệ đem lại trong nền kinh tế.

Trên thực tế, đây cũng là điều không có gì khó hiểu. Nền kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn đang phát triển, nơi nhu cầu về công ăn việc làm tạo ra đầy đủ đáp ứng cho người lao động lớn hơn và cấp bách hơn rất nhiều. Khó có thể đòi hỏi một nền kinh tế tự thừa nhận rằng số doanh nghiệp hoạt động hiện vẫn còn quá ít và cơ hội việc làm cho người lao động không phải là đã dư thừa, phải phát triển ngành kinh tế sáng tạo dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ ở một mức độ nhất định. Startup theo nghĩa phổ biến trên thế giới hiện nay rõ ràng không phải là một hạt giống có thể đâm chồi ở bất cứ điều kiện nào cũng được, mà chỉ có thể nảy lộc tại những nơi hội tụ một số thuận lợi nhất định.

Nhưng hiểu khởi nghiệp theo nghĩa khuyến khích khởi sự kinh doanh trên khắp các lĩnh vực của nền kinh tế không đồng nghĩa với việc lãng quên đi các startup thực thụ cũng đang rất cần những hỗ trợ đặc thù. Báo cáo GEM Việt Nam 2015 rõ ràng đang chỉ ra một thực tế rằng, giới startup của Việt Nam hiện còn rất yếu và cần nhiều hỗ trợ hơn cho lĩnh vực đầy tiềm năng này. Đã đến lúc Việt Nam cần có sự phân biệt rạch ròi giữa “khởi nghiệp” và “startup”.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Thứ trưởng Bộ Tài chính "tiết lộ" tiền nhận được từ khoán xe công

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí, việc khoán xe công thực ra có chủ trương của Đảng, Nhà nước đã từ lâu. "Tôi nhớ từ năm 2007, đã có chủ trương thực hiện có lộ trình khoán dần xe công với những đồng chí có tiêu chuẩn định mức đi xe công. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg sau đó là Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg, và quy định mới dừng ở việc áp dụng với các đối tượng đủ tiêu chuẩn có điều kiện và tự nguyện đăng ký tự túc phương tiện”.

Thứ trưởng Bộ Tài chính "tiết lộ" tiền nhận được từ khoán xe công - 1

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí trong ngày đầu tiên đi làm bằng xe taxi. (Ảnh: Lao động)

Sau đó, tại Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khoán xe công vẫn là tự nguyện. Tuy nhiên do vẫn quy định với hình thức tự nguyện nên khó thực hiện được đồng bộ do mỗi người có một lý do khác nhau.

“Riêng đối với Bộ Tài chính, để thực hiện việc khoán xe công thì Ban cán sự Đảng đã thống nhất ban hành Quyết định 1997/QĐ-BTC được thực hiện từ ngày 1/10/2016. Theo đó, Bộ Tài chính sẽ đưa ra mức khoán kinh phí đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày. Đồng thời giao cho Cục Quản lý Công sản và Cục Kế hoạch Tài chính rà soát, tính toán cụ thể để thực hiện kế hoạch này".

Và Thứ trưởng Chí đã không ngại ngần khi công khai chuyện thực hiện khoán xe công của cá nhân mình: “Từ nơi tôi ở  là nhà công vụ tới Bộ Tài chính khoảng 10,2 km, nhân với 2 lượt đi và về với mức giá khoán là 15.000 đồng thì mỗi tháng, tính ra tôi được nhận khoảng 6,6 triệu đồng từ khoán xe công”.

Chia sẻ thêm về việc khoán xe công sau hơn 1 tuần thực hiện, Thứ trưởng cho rằng, việc đi xe công cũng là chuyện bình thường, bởi vì lãnh đạo Bộ đã thống nhất, ra Quyết định rồi thì phải làm. 

"Cá nhân tôi thấy việc đi xe công rất bình thường, bởi không đi xe này thì đi xe khác. Trước đây, khi còn làm Chủ tịch UBND tỉnh, tôi còn đi xe máy, thậm chí thỉnh thoảng đi xe đạp. Quan trọng nhất là phải đảm bảo làm sao để đi từ nhà tới cơ quan đúng giờ”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí chia sẻ thêm.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, liệu việc thực hiện khoán xe công của Bộ Tài chính có được áp dụng đối với tất cả các Bộ, ngành hay không? Thứ trưởng Chí cho biết, sau thời gian thực hiện khoán xe công, Bộ sẽ tổng kết báo cáo Chính phủ về vấn đề này.

Theo Quyết định số 1997 của Bộ Tài chính vừa ban hành về việc áp dụng chế độ khoán kinh phí sử dụng xe công cho Thứ trưởng Bộ và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương) thuộc Bộ Tài chính, kinh phí hằng tháng để đưa đón các chức danh này từ nơi ở đến nơi làm việc được tính theo số km khoán và đơn giá theo các hãng taxi 4 chỗ phổ biến trên thị trường.

Và mỗi cá nhân được khoán kinh phí cho hai lượt đi và về trong ngày làm việc. Đơn giá khoán kinh phí sử dụng xe ôtô được điều chỉnh 12 tháng một lần, tính từ khi Bộ phê duyệt đơn giá khoán.

Giá vàng hôm nay 12/10: Lại quay đầu giảm

Giá vàng hôm nay 12/10: Lại quay đầu giảm - 1

Mở phiên giao dịch đầu giờ sáng, giá vàng hôm nay lại quay đầu giảm (Ảnh minh họa)

Thời điểm 8h30, tại Hà Nội, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC hôm nay ở mức 35,53 - 35,61 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 20.000 đồng mỗi lượng so với giá vàng cuối ngày hôm qua.

Cùng thời điểm, tại thị trường TP.HCM, Công ty SJC niêm yết vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 35,42 - 35,66 triệu đồng/lượng (mua - bán), giản 30.000 đồng mỗi lượng mua vào và giảm 40.000 đồng mỗi lượng bán ra so với giá vàng cuối ngày hôn qua.

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng sáng nay tiếp tục đi ngang sau khi giảm 4 USD mỗi ounce trong ngày hôm qua. Hiện vàng thế giới bán ra ở mức 1.256 USD/oz, bằng giá vàng cuối ngày hôm qua.

Như vậy, giá vàng trong nước hôm nay vẫn cao hơn vàng thế giới khoảng 1,8 triệu đồng mỗi lượng (quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng).

Tỷ giá trung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 21.997 đồng đổi 1 USD, tăng 10 đồng mỗi USD so với tỷ giá hôm qua.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đã ổn định trở lại. Cụ thể, Ngân hàng Vietcombank hiện niêm yết tỷ giá USD ở mức 22.260 – 22.330 đồng/USD (mua – bán), bằng tỷ giá hôm qua.

Ngân hàng Eximbank hiện niêm yết ở mức 22.250 - 22.330 đồng/USD (mua - bán), bằng tỷ giá hôm qua.

Trên thị trường dầu thô, giá dầu thô thế giới lại giảm nhẹ. Hiện giá dầu Brent ở mức 52,41 USD/thùng (giảm 0,73 USD), giá dầu WTI ở mức 50,79 USD/thùng (giảm 0,56 USD).

Nhà đầu tư ngoại "áp đảo" trong cuộc đua đầu tư startup

​​Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Tel: (84-4) 73 00 24 24 hoặc (84-4) 3512 1806 - Fax: (84-4) 3512 1804 VPĐD: Tầng 5 – Toà nhà Hải Âu - 39B Trường Sơn, P2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh Tel: (84-8) 73 00 24 24 hoặc (84-8) 3848 9845 - Fax: (84-8) 3848 6519 / Giấy phép số 2517/GP- TT ĐT ngày cấp 27/08/2013 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm.

HOTLINE: 0965 08 24 24 hoặc 0903 288 624

Kinh tế VN 3 tháng cuối năm: Gian nan câu chuyện lãi suất

Kinh tế VN 3 tháng cuối năm: Gian nan câu chuyện lãi suất - 1

Lãi suất đang một lần nữa trở thành điểm nóng đáng chú ý trong nền kinh tế Việt Nam 3 tháng cuối năm 2016, khi những biến động của nó được xem là có thể gây ra bất lợi cho mục tiêu tăng trưởng Chính phủ đặt ra cho quý cuối cùng của năm. Theo đó, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm là từ 6,3-6,5% thì tốc độ tăng trưởng 3 tháng cuối năm phải đạt từ 7,1-7,3%. Đây được xem là một mức cao hơn khá nhiều so với tăng trưởng 3 tháng trước đó là 6,6%.

Mục tiêu này đang buộc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra từ 18-20% trong năm nay, dù các tổ chức tín dụng kỳ vọng mức độ tăng tín dụng cả năm có thể lên đến gần 22% (theo The Saigon Times). Lãi suất vì thế đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực điều hành kinh tế 3 tháng cuối năm của Chính phủ, tuy nhiên dường như nó lại đang có sự biến động theo hướng đi ngược lại sự mong muốn của chúng ta.

Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng cổ phần (NHCP) đang là những người có động thái khởi đầu cho một sự biến động về lãi suất trên thị trường, khi đang tăng khá mạnh lãi suất huy động ở những kỳ hạn dài. Cụ thể, mức lãi suất huy động kỳ hạn dài tại một số NHCP quy mô nhỏ và vừa đang ở mức khá cao so với mặt bằng chung. Chẳng hạn như ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên mức lãi suất huy động đang phổ biến ở mức 7,6-7,7%/năm, trong khi đó theo báo cáo mới nhất của NHNN thì mặt bằng chung huy động lãi suất trên 12 tháng đang chỉ là khoảng 6,4-7,2%/năm. Cá biệt có những NHCP niêm yết mức lãi suất kỳ hạn 18 tháng ở mức khá cao lên tới 8,3%/năm như VietCapital Bank, tương tự là Exim Bank và NCB (theo CafeF).

Sở dĩ gọi những động thái đẩy lãi suất huy động một cách liên tục (đặc biệt là ở những kỳ hạn dài) của các NHCP nói trên là khởi đầu cho một sự biến động về lãi suất trên thị trường, là vì chỉ trước đó chưa đầy 2 tuần, 4 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTM) có vốn nhà nước lớn nhất là BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Agribank đã hạ lãi suất gần như cùng một lúc và được công bố trước tiên bởi NHNN. Dù NHNN không công bố cụ thể nguyên nhân và lý do của động thái hạ lãi suất đồng loạt nói trên, nhưng tất cả đều ngầm hiểu đó có thể được xem như một nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng để kích thích tăng trưởng kinh tế 3 tháng cuối năm mà Chính phủ đã đề ra. Hầu hết việc giảm lãi suất huy động (đi liền với đó là giảm lãi suất cho vay) vì thế đều tập trung ở những kỳ hạn ngắn và giảm khá mạnh, chẳng hạn như tại Vietcombank, lãi suất áp dụng đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1-2 tháng giảm xuống còn 4.3%/năm (giảm 0,5% so với trước đó), còn kỳ hạn từ 3-5 tháng giảm 0,3% xuống còn 4,8%/năm.

Việc cả 4 NHTM cổ phần lớn nhất hạ lãi suất huy động kỳ hạn ngắn một cách đồng loạt được kỳ vọng sẽ kéo theo hiệu ứng tương tự từ các NHCP quy mô nhỏ và vừa, tạo nên lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế 3 tháng cuối năm khi nhu cầu vốn và tài chính của doanh nghiệp tăng mạnh trong khoảng thời gian này. Nếu có biện pháp giảm lãi suất cho vay ngắn hạn một cách hợp lý, thì kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mức tăng trưởng 7,1-7,3% trong quý cuối cùng của năm.

Tuy nhiên, việc các NHCP quy mô nhỏ và vừa có động thái tăng mạnh lãi suất huy động ở những kỳ hạn dài nói trên lại đang tạo ra xu hướng thu hút tiền gửi vào những kỳ hạn này nhiều hơn, thay vì vào những kỳ hạn ngắn mà NHNN và các NHTM cổ phần lớn kỳ vọng. Điều này sẽ khiến cho áp lực nguồn cung vốn với lãi suất thấp ngắn hạn cho nền kinh tế đang đè nặng lên vai NHNN và các NHTM cổ phần này trở nên nặng nề hơn bao giờ hết, qua đó tác động trực tiếp đến tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế 3 tháng cuối năm.

Nguyên nhân của tình trạng này không phải là điều gì quá khó hiểu, khi thực tế là chính một số quy định do NHNN đưa ra trong thời gian vừa qua không những không tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạ lãi suất huy động, mà còn có xu hướng buộc các ngân hàng phải điều chỉnh tăng lên. Trong thông tư 06/2016, NHNN buộc các ngân hàng từ đầu năm 2017 phải cơ cấu lại vốn, vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ phải giảm từ 60% xuống còn 50%, khiến cho các ngân hàng phải huy động thêm vốn để cho vay trung và dài hạn nhằm cân bằng tỷ lệ vốn (theo CafeF). Ngoài ra, đây cũng là thời điểm bắt đầu vào những tháng cao điểm cuối năm, nhu cầu tín dụng đáp ứng vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tăng vọt, khiến nhiều ngân hàng có xu hướng đẩy lãi suất huy động để đáp ứng nguồn cung tài chính cho nhu cầu này.

Nói cách khác, mục tiêu điều chỉnh tín dụng của Việt Nam trong dài hạn và ngắn hạn đang có sự mâu thuẫn nhất định, và điều này tạo nên sự biến động khá dữ dội về lãi suất ở thời điểm hiện tại. Về dài hạn, Chính phủ muốn củng cố hoạt động cho vay của ngân hàng theo hướng ổn định và hiệu quả hơn, dẫn đến lãi suất huy động trong ngắn hạn có xu hướng tăng lên. Trong khi về ngắn hạn, Chính phủ lại muốn nới rộng tăng trưởng tín dụng để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 3 tháng cuối năm ở mức khá cao so với dự kiến trước đó, và muốn lãi suất huy động và đi kèm với lãi suất cho vay giảm xuống. Sự mâu thuẫn này hiện tại đang tạm thời được giải quyết bằng sự hỗ trợ thanh khoản của NHNN đối với các NHTM cổ phần lớn nói trên, nhưng nó có thể sẽ không bền vững do áp lực về lạm phát cuối năm.

Doanh nhân nên bỏ lối làm ăn “quan hệ, đi đêm”

Doanh nhân nên bỏ lối làm ăn “quan hệ, đi đêm” - 1

Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, đã qua rồi, thời doanh nhân “ngay kinh doanh, tối đi quan hệ”.

Theo ông Lộc, đã qua rồi thời các doanh nhân đi lên bằng quan hệ, không cần học hành và kinh doanh dựa trên khai thác tài nguyên. Các doanh nhân trong thời đại này cần phải có học hỏi, tập trung vào công nghệ và nâng cao khả năng quản trị chuyên nghiệp.

Các Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ có thể coi là những nghị quyết có ý nghĩa khởi nghiệp. Chính phủ đang nghĩ mới làm mới, cố gắng nâng bậc thứ hạng cạnh tranh với các nền kinh tế ASEAN và toàn cầu. Vì thế, cộng đồng doanh nghiệp cũng phải nâng cấp, đột phá để thích ứng với môi trường kinh doanh mới.

 “Chính phủ quyết bỏ xin cho, doanh nghiệp chống “quan hệ” đang là xu hướng chính của công cuộc cải cách để hình thành một Chính phủ kiến tạo, phục vụ và một cộng đồng doanh nghiệp liêm chính, có sức cạnh tranh cao”- ông Lộc nói.

Theo Chủ tịch VCCI, với các doanh nghiệp, cần tập trung cho mình chiến lược cốt lõi, đừng lan man. Còn về quản trị, phải chú trọng tính chuyên nghiệp, không hời hợt; đầu tư vào công nghệ chứ không dựa vào quan hệ. Cùng đó, phải liên kết, có tinh thần đồng đội, chứ không nên đánh quả lẻ, đi đêm. Doanh nhân thời đại mới phải đề cao văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội, không phải là những trọc phú, và đừng vô cảm với xã hội, và môi trường.

TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt, nhưng phải vươn tới chuẩn mực toàn cầu. “Nhỏ mà đạt chuẩn, vào được chuẩn còn hơn lớn mà lạc điệu, cô đơn”- ông Lộc nói. Ông cũng “gút” lại với cộng đồng doanh nhân Việt Nam trong thời bối cảnh, môi trường mới rằng: “Chính phủ quyết nâng bậc, doanh nghiệp phải nâng tầm; Chính phủ bỏ xin cho, doanh nghiệp không quan hệ”-ông Lộc nhấn mạnh.

Chủ tịch VCCI cho rằng, sau 30 năm đổi mới, Việt Nam chưa có được một thế hệ các nhà công nghiệp với những thương hiệu và đẳng cấp cao trong khu vực và trên thế giới. Xét về tổng tài sản, một số doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn được xếp hạng cao trong khu vực, nhưng nhìn chung về hiệu quả và chất lượng thì còn nhiều việc phải bàn.

Các “đại gia” của Việt Nam chủ yếu trong khu vực tài chính ngân hàng và bất động sản. Tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, tính bài bản và chuyên nghiệp thấp và còn xa mới đạt tới các chuẩn mực phổ biến toàn cầu. Hộ kinh tế gia đình vẫn là chủ thể kinh tế phổ biến trong khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Ông Lộc cũng cảnh báo, với những làn sóng hội nhập đang đến, tác động cộng hưởng của hội nhập với cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ 4 sẽ tạo ra những áp lực cực lớn với cả cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân.

Những lợi thế về tài nguyên và lao động sẽ suy giảm, thương mại quốc tế có xu hướng đảo chiều. Các ngành công nghiệp dựa vào lao động giá rẻ, tài nguyên có thể sẽ trở lại chính quốc ở châu Âu và Bắc Mỹ với công nghệ tự động hóa, sử dụng người máy, trí tuệ nhân tạo và vật liệu mới, công nghệ nano, in 3D… với chi phí ngày càng giảm.

Theo ông Lộc, nền tảng của nền kinh tế trong điều kiện phát triển của Việt Nam trong những năm tới vẫn là công nghiệp, và chúng ta phải có được một thế hệ các nhà công nghiệp, làm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, IT… sẽ là các lĩnh vực của tương lai.

Bóc mẽ “cỗ máy in tiền trọn đời”, không làm cũng giàu!

Theo đó, người mua cỗ máy này không cần làm gì, không cần hiểu biết về thị trường ra sao… tiền vẫn tự động về.

Kiếm tiền tỷ trong khi ngủ (!?)

Tại Hà Nội, mới đây đã diễn ra buổi giới thiệu “Cỗ máy in tiền thần kỳ” do Công ty Đầu tư tài chính và phát triển thương mại Hoàng gia (RBI) tổ chức. Cỗ máy in tiền này thực chất là phần mềm có tên gọi AMM-V6 sẽ đem lại lợi nhuận cả đời cho người mua mà không phải làm gì, cũng không cần hiểu gì. Nghĩa là cỗ máy này đầu tư rất ít nhưng sinh lời nhiều nhất. Giá mỗi phần mềm này được đưa ra là 1.000 USD (tương đương 22 triệu đồng). Tuy nhiên, chờ mãi không có ai mua nên người đại diện RBI đã rút chỉ vàng ra khuyến mại. Mặc dù vậy, cũng chỉ có hai người, mà hai người này không dự trong hội trường đặt mua. Để có thêm những người mua thực sự, người đại diện cho RBI tại buổi thuyết trình này đã hạ giá chiếc máy từ 22 triệu đồng xuống còn 1 triệu đồng. Ngay lập tức, mọi người kéo lên mua thì chiếc máy kiếm tiền bạc tỷ ấy lại được giảm còn 500 nghìn đồng.  

Đến ngày 9/10 thì website http://rbi.org.vn của RBI không truy cập được nữa. Tuy nhiên, trên các trang mạng, công ty này vẫn đang tuyển người làm với mức lương từ 7-10 triệu đồng. Lời giới thiệu về RBI khá hấp dẫn, RBI được bảo trợ chính bởi ba tổ chức lớn và uy tín của Việt Nam và Campuchia... mang lại các giá trị cho doanh nhân như phong cách sống hoàng gia, kết nối kinh doanh, xây dựng mối quan hệ VIP, từ thiện, gia tăng giá trị tài chính 16,8 -26,4%/năm...

Còn tại TP.HCM, một khóa đào tạo với chủ đề “In tiền tự động trong khi ngủ phiên bản hoàn toàn tự động độc quyền trên thế giới - lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam” cũng thu hút hàng trăm người tham gia. Đơn vị tổ chức không ai khác là RBI. Vẫn là những lời quảng cáo vô cùng hấp dẫn, với cỗ máy này, chỉ cần kích chuột, nhà đầu tư có thể kiếm tiền một cách đơn giản, siêu lợi nhuận.

Tuy nhiên, buổi đào tạo này không giống như ở Hà Nội là bán máy, bán phần mềm mà thu tiền đào tạo.

Trong vai một nhà đầu tư, phóng viên đến văn phòng RBI tại lầu 4, tòa nhà Happyland, 67 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1 để tìm hiểu thực hư. Tại đây, hai nhân viên nhiệt tình tư vấn về khóa học bao gồm các phần: Học hoàn thiện bản thân con người, học làm thế nào để trở thành doanh nhân, cách thứcđầu tư chứng khoán tự động, làm sao để sử dụng “cỗ máy in tiền” có tên AMM-V6. Để hiểu cách vận hành cỗ máy in tiền này, chỉ cần chi ra 1.000 USD để tham gia khóa đào tạo do RBI tổ chức. Sau khi hoàn tất khóa học hai ngày, học viên sẽ được tặng miễn phí thiết bị đầu cuối AMM-V6 hay còn gọi là cỗ máy in tiền (là phần mềm dùng để cài vào điện thoại hoặc máy tính) để đầu tư chứng khoán một cách tự động. Nhân viên tư vấn còn tính toán: “Chỉ cần bỏ 22 triệu đồng (1.000 USD), mỗi tháng tự động lời được 10%, tương đương 2,2 triệu đồng/tháng và khoảng 26,4 triệu đồng/năm. Mà lợi đấy là lợi nhuận thấp nhất được tính, hơn đứt các kênh đầu tư khác...”.

Một dạng đa cấp biến tướng

Trao đổi PV Báo Giao thông, TS. Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia chứng khoán cho biết, “cỗ máy in tiền” được quảng bá thực chất là một dạng phần mềm được cài đặt sẵn lệnh mua và bán tự động. Phần mềm này trên thế giới đã được ứng dụng thử nhưng không thành công. Tại Việt Nam đã từng có công ty sử dụng phần mềm này nhưng cũng thất bại. Ông Huy phân tích: “Phần mềm được lập trình tự động, thấy giá thấp thì mua, cao thì bán một cách tự động. Tuy nhiên, trong chứng khoán, các yếu tố thị trường, tâm lý, chính sách, các điều kiện khác... phần mềm lập trình này không biết làm sao có thể đem về lợi nhuận cao. Chưa kể tất cả những “nhà cái”, hay nói đúng hơn là các công ty chứng khoán, những tay đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các đơn vị quản lý quỹ... đều có thể nhìn vào giao dịch đó và biết đó là phần mềm robot tự động thực hiện. Từ đó, họ sẽ có cách làm các giao dịch tự động kia thua”. Từ đây, ông Huy khẳng định: “Phần mềm không thể thay thế con người để chơi chứng khoán, kiếm tiền khi ngủ mà lợi nhuận cao được”.

Tương tự, chuyên gia chứng khoán Phan Dũng Khánh nhân định: “Không bàn đến chuyện lợi nhuận, chỉ riêng việc dạy khóa học thu 1.000 USD là không bình thường”. Cũng theo ông Khánh, cho dù RBI chỉ bán khóa học nhưng thực chất lại hoạt động như mô hình kinh doanh đa cấp. Chỉ cần có 10 người học, thì RBI sẽ thu về số tiền kếch xù là 10.000 USD, tương đương 220 triệu đồng quá dễ dàng.

“Vậy nên, không loại trừ khả năng doanh nghiệp đang huy động tiền của học viên rồi kinh doanh những ngành nghề khác như bất động sản, chứng khoán. Nếu kinh doanh tốt thì có thể trả được tiền hoa hồng, nhưng ngược lại khi phá sản thì người tham gia sẽ mất hết…”, ông Khánh nhận định.

Bóc mẽ “cỗ máy in tiền trọn đời”,không làm cũng giàu!

Những ngày gần đây, trên thị trường xuất hiện những thông tin liên quan đến phần mềm được quảng cáo là “Cỗ máy in tiền trọn đời” và “Cỗ máy in tiền khi ngủ”. Theo đó, người mua cỗ máy này không cần làm gì, không cần hiểu biết về thị trường ra sao… tiền vẫn tự động về.Kiếm tiền tỷ trong khi ngủ (!?)

Tại Hà Nội, mới đây đã diễn ra buổi giới thiệu “Cỗ máy in tiền thần kỳ” do Công ty Đầu tư tài chính và phát triển thương mại Hoàng gia (RBI) tổ chức. Cỗ máy in tiền này thực chất là phần mềm có tên gọi AMM-V6 sẽ đem lại lợi nhuận cả đời cho người mua mà không phải làm gì, cũng không cần hiểu gì. Nghĩa là cỗ máy này đầu tư rất ít nhưng sinh lời nhiều nhất. Giá mỗi phần mềm này được đưa ra là 1.000 USD (tương đương 22 triệu đồng). Tuy nhiên, chờ mãi không có ai mua nên người đại diện RBI đã rút chỉ vàng ra khuyến mại. Mặc dù vậy, cũng chỉ có hai người, mà hai người này không dự trong hội trường đặt mua.

Để có thêm những người mua thực sự, người đại diện cho RBI tại buổi thuyết trình này đã hạ giá chiếc máy từ 22 triệu đồng xuống còn 1 triệu đồng. Ngay lập tức, mọi người kéo lên mua thì chiếc máy kiếm tiền bạc tỷ ấy lại được giảm còn 500 nghìn đồng.  

Còn tại TP HCM, một khóa đào tạo với chủ đề “In tiền tự động trong khi ngủ phiên bản hoàn toàn tự động độc quyền trên thế giới - lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam” cũng thu hút hàng trăm người tham gia. Đơn vị tổ chức không ai khác là RBI. Vẫn là những lời quảng cáo vô cùng hấp dẫn, với cỗ máy này, chỉ cần kích chuột, nhà đầu tư có thể kiếm tiền một cách đơn giản, siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, buổi đào tạo này không giống như ở Hà Nội là bán máy, bán phần mềm mà thu tiền đào tạo.

Trong vai một nhà đầu tư, phóng viên đến văn phòng RBI tại lầu 4, tòa nhà Happyland, 67 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bến Thành, quận 1 để tìm hiểu thực hư. Tại đây, hai nhân viên nhiệt tình tư vấn về khóa học bao gồm các phần: Học hoàn thiện bản thân con người, học làm thế nào để trở thành doanh nhân, cách thức đầu tư chứng khoán tự động, làm sao để sử dụng “cỗ máy in tiền” có tên AMM-V6. Để hiểu cách vận hành cỗ máy in tiền này, chỉ cần chi ra 1.000 USD để tham gia khóa đào tạo do RBI tổ chức. Sau khi hoàn tất khóa học hai ngày, học viên sẽ được tặng miễn phí thiết bị đầu cuối AMM-V6 hay còn gọi là cỗ máy in tiền (là phần mềm dùng để cài vào điện thoại hoặc máy tính) để đầu tư chứng khoán một cách tự động.

Nhân viên tư vấn còn tính toán: “Chỉ cần bỏ 22 triệu đồng (1.000 USD), mỗi tháng tự động lời được 10%, tương đương 2,2 triệu đồng/tháng và khoảng 26,4 triệu đồng/năm. Mà lợi đấy là lợi nhuận thấp nhất được tính, hơn đứt các kênh đầu tư khác...”.

Một dạng đa cấpbiến tướngTrao đổi PV Báo Giao thông, TS. Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia chứng khoán cho biết, “cỗ máy in tiền” được quảng bá thực chất là một dạng phần mềm được cài đặt sẵn lệnh mua và bán tự động. Phần mềm này trên thế giới đã được ứng dụng thử nhưng không thành công. Tại Việt Nam đã từng có công ty sử dụng phần mềm này nhưng cũng thất bại.Ông Huy phân tích: “Phần mềm được lập trình tự động, thấy giá thấp thì mua, cao thì bán một cách tự động. Tuy nhiên, trong chứng khoán, các yếu tố thị trường, tâm lý, chính sách, các điều kiện khác... phần mềm lập trình này không biết làm sao có thể đem về lợi nhuận cao. Chưa kể tất cả những “nhà cái”, hay nói đúng hơn là các công ty chứng khoán, những tay đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các đơn vị quản lý quỹ... đều có thể nhìn vào giao dịch đó và biết đó là phần mềm robot tự động thực hiện. Từ đó, họ sẽ có cách làm các giao dịch tự động kia thua”. Từ đây, ông Huy khẳng định: “Phần mềm không thể thay thế con người để chơi chứng khoán, kiếm tiền khi ngủ mà lợi nhuận cao được”.

Tương tự, chuyên gia chứng khoán Phan Dũng Khánh nhân định: “Không bàn đến chuyện lợi nhuận, chỉ riêng việc dạy khóa học thu 1.000 USD là không bình thường”. Cũng theo ông Khánh, cho dù RBI chỉ bán khóa học nhưng thực chất lại hoạt động như mô hình kinh doanh đa cấp. Chỉ cần có 10 người học, thì RBI sẽ thu về số tiền kếch xù là 10.000 USD, tương đương 220 triệu đồng quá dễ dàng.“Vậy nên, không loại trừ khả năng doanh nghiệp đang huy động tiền của học viên rồi kinh doanh những ngành nghề khác như bất động sản, chứng khoán. Nếu kinh doanh tốt thì có thể trả được tiền hoa hồng, nhưng ngược lại khi phá sản thì người tham gia sẽ mất hết…”, ông Khánh nhận định.

Bộ Công Thương lập Ban chỉ đạo thoái vốn tại Sabeco, Habeco

Bộ Công Thương lập Ban chỉ đạo thoái vốn tại Sabeco, Habeco - 1

Ban chỉ đạo thoái vốn tại Sabeco, Habeco do Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đứng đầu

Bộ Công Thương vừa quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco).

Ban chỉ đạo có một Trưởng ban là Thứ trưởng Cao Quốc Hưng và 10 thành viên là lãnh đạo các phòng ban chuyên trách tại Bộ Công Thương, lãnh đạo Sabeco, Habeco.

Ban chỉ đạo sẽ giúp Bộ trưởng Công Thương thực hiện các nhiệm vụ của Thủ tướng giao, lựa chọn tư vấn bán cổ phần cho hai doanh nghiệp hàng đầu ngành bia này. 

Đồng thời, chỉ đạo xây dựng đề án và tổ chức thực hiện thoái vốn nhà nước tại Sabeco, Habeco theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng và quy định pháp luật.

Theo phương án đề xuất, việc thoái vốn tại Sabeco được thực hiện làm 2 đợt, đợt 1 bán 53,59% vốn điều lệ, tương đương 24.000 tỷ đồng trong năm 2016. Đợt 2 bán 36% vốn điều lệ còn lại, tương đương 16.000 tỷ đồng trong năm 2017 sau khi Sabeco niêm yết. Tại Habeco, sẽ thoái toàn bộ 81,79% vốn thuộc sở hữu Nhà nước (tương đương 9.000 tỷ đồng) trong năm 2016.

Liên quan đến việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, ngày 5/10 vừa qua, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có văn bản đề xuất các giải pháp tăng thu cho ngân sách nhà nước gửi Văn phòng Chính phủ.

Để buộc 100% doanh nghiệp cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện việc niêm yết, theo đề xuất của VAFI, nếu bất kỳ người đại diện cổ phần nhà nước nào không tuân thủ Quyết định 51, cố tình trốn tránh việc niêm yết thì tự động mất tư cách là người đại diện cổ phần nhà nước và khi đó các cấp có thẩm quyền sẽ cử người khác thay thế. 

Cùng đó, nếu lãnh đạo bộ, ngành địa phương nào ngăn cản doanh nghiệp cổ phần hóa niêm yết chứng khoán thì cá nhân đó bị kỷ luật. 

“Với các quy định như trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ cần có công văn chỉ đạo ngắn gọn thì sẽ đảm bảo Quyết định 51 được tôn trọng và mang tính khả thi cao. Từ giải pháp  này, Nhà nước có thể thu thêm 15  tỷ đô la từ tiến trình cổ phần hóa và thoái vốn”, ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Chủ tịch VAFI cho biết.

Cẩn trọng với đa cấp online: “Cho - nhận” đầy rủi ro!

Mới đây, cơ quan công an đã triệt phá, bắt giữ chủ một website (tạm gọi là sàn) huy động vốn đa cấp và chiếm đoạt hàng tỉ đồng của nhiều người nhưng tại TP HCM, các sàn tiền gửi vẫn hoạt động rầm rộ.

20 ngày lãi 50%

Từ cầu nối bà Xuân - một thành viên của nhóm người chuyên đầu tư tài chính qua mạng - chúng tôi tiếp xúc với ông Việt, thủ lĩnh nhóm này. Ông Việt tự giới thiệu nhóm của ông hiện có hơn 400 người, chơi nhiều gói tiền gửi theo phương thức cho - nhận 4, 6, 8, 12 triệu đồng…, lãi suất 50%/tháng qua sàn powerzvn.com.

Ông Việt giải thích: “Để gia nhập hệ thống, người chơi phải mở tài khoản tại ngân hàng, đăng ký sử dụng InternetBanking để tiện cho việc chuyển tiền; bỏ ra 120.000 đồng mua 1 mã PIN để kích hoạt số tài khoản (ID) và mỗi người không quá 3 ID. Sau 7 ngày, hệ thống sàn powerzvn.com sẽ chỉ dẫn người chơi chuyển tiền cho người khác trong 3 ngày, nếu không sẽ bị loại ra khỏi sàn.

Bảy ngày tiếp theo, người khác sẽ chuyển đến tài khoản của người chơi với số tiền nhiều hơn 1,5 lần. Cứ thế, người chơi tiếp tục tham gia các gói tiền gửi, rồi người này chuyển tiền cho người khác. Còn chủ sàn thì thu lợi nhuận từ tiền bán mã PIN”.

Cẩn trọng với đa cấp online: “Cho - nhận” đầy rủi ro! - 1

Người chơi sàn powerzvn.com nhóm họp

Cụ thể, nếu tham gia gói 4 triệu đồng, 7 ngày sau (từ ngày có ID), hệ thống của powerzvn.com cung cấp cho người chơi danh tính, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của 2 nhà đầu tư và yêu cầu chuyển khoản cho mỗi người 2 triệu đồng, kèm theo bảng thời gian đếm ngược trong 72 giờ. Sau khi người chơi chuyển tiền, 2 người nhận xác nhận đã nhận tiền trên hệ thống và bằng điện thoại.

Khi đó, sàn powerzvn.com xuất hiện thông báo người chơi sẽ nhận được 6 triệu đồng trong 7-10 ngày tới. Đến ngày thứ 7, sàn powerzvn.com thông báo 6 triệu đồng đã được người khác chuyển vào tài khoản và yêu cầu người chơi kiểm tra để xác nhận với người chuyển, kết thúc một chu kỳ tiền gửi theo phương thức cho - nhận.

Nhiều người mất tiền

Một số người trong nhóm anh Việt cho rằng chính sách của sàn powerzvn.com khá linh hoạt nên họ tin tưởng tham gia. Theo họ, nếu đến thời hạn, người chơi không chuyển tiền thì chủ sàn sắp xếp để người chơi khác chuyển. Do đó, người nhận an tâm vì tiền chắc chắc sẽ vào tài khoản của mình. Còn vì lý do khách quan nào đó mà người chơi không chuyển tiền thì người nhận thông báo cho thủ lĩnh để giải quyết hoặc giao dịch bị trục trặc kỹ thuật thì có ban cứu trợ xử lý...

Thế nhưng, trong ngày 5-10, một số nhà đầu tư chơi trên sàn powerzvn.com cảm thấy lo lắng khi các thủ lĩnh liên tục gửi tin nhắn kêu gọi họ đoàn kết, bảo vệ sinh tồn cho powerzvn.com cùng cảnh báo ai rời khỏi sân chơi này sẽ hối hận…. Không chỉ vậy, chủ sàn còn thông báo lãi suất giảm từ 50%/chu kỳ (khoảng 20 ngày) xuống còn 30%, cho 4 triệu đồng chỉ nhận 5 triệu đồng, chứ không phải 6 triệu đồng như trước đó. Hiện nay, sàn này vẫn tiếp tục hoạt động.

Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người cho biết đã mất số tiền lớn khi chơi theo phương thức cho - nhận trên sàn vphp.com, M5 Bank… Một giáo viên cấp 2 ở Gia Lai thừa nhận sau một thời gian chơi, anh mất 200 triệu đồng vì không ai chuyển tiền nhưng không biết kiện ai. “Những lần đầu, tôi nhận đủ tiền sau khi chuyển. Sau đó, tôi tăng số tiền đầu tư thì sàn sập, thủ lĩnh nhóm bị cơ quan công an bắt. Thế là mất trắng” - một người chơi tiết lộ.

Quá vô lý

Theo TS Bùi Quang Tín (Trường ĐH Ngân hàng TPHCM), các website huy động vốn tại Việt Nam chưa được nhà nước cấp phép, không xác định được cá nhân hay doanh nghiệp chủ sở hữu; không có hợp đồng 3 bên về huy động vốn gồm chủ website, người chơi và bên thứ ba (người tham gia sau). Đặc biệt, mức lãi suất 50% trong khoảng 20 ngày có thể mang yếu tố lừa đảo vì hiện nay, lãi suất tiền gửi ngân hàng cao nhất chỉ 8,5%/năm hay lợi nhuận của doanh nghiệp thường dao động 10%-20%/năm.

Do sàn tiền gửi cho - nhận hoạt động trên nguyên tắc lấy tiền của người sau để trả tiền cho người trước nên quyền lợi của người chơi khó được bảo vệ nếu chủ sàn lừa đảo. Dù chủ sàn có bị xử lý hình sự, người chơi cũng khó nhận lại được tiền vì không có hợp đồng.

Khuynh gia bại sản vì giấc mơ ô tô Việt

Khuynh gia bại sản vì giấc mơ ô tô Việt - 1

Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HÐQT Công ty Vinaxuki bên cạnh chiếc xe ô tô con mang tên Duyên dáng Việt Nam mà ông tâm huyết cả cuộc đời.

Ông Huyên nay phải bán hết nhà cửa, tá túc tại công ty. Cuối tháng 9 vừa qua, lá thư “cầu cứu” gửi tới Thủ tướng và các cơ quan chức năng của ông già 74 tuổi Bùi Ngọc Huyên khiến không ít người cảm thấy xót xa.

Thời điểm giáp Tết năm 2014 là năm thật sự nổi bật với Công ty Vinaxuki khi Chủ tịch HÐQT Công ty, ông Bùi Ngọc Huyên liên tiếp xuất hiện trên báo chí không phải giới thiệu về các sản phẩm của công ty mà là gửi lời kêu cứu đến Thủ tướng. “Tiền thưởng Tết không có nhiều do rơi vào cảnh rất khó khăn. Chúng tôi đang phải chuyển hướng kinh doanh khác. Có quá nhiều việc phải lo, thậm chí chuyện lương thưởng cho công nhân hiện chưa nghĩ đến”, ông Huyên nói với PV Tiền Phong. Ðến cuối năm 2014, tổng số nợ của Vinaxuki lên tới hơn 1.600 tỷ đồng.

“Ðể có tiền trả nợ ngân hàng, tôi đã phải bán cả nhà do người cha trước khi qua đời di chúc để lại, nhà của tôi ở Láng Hạ được Bộ GTVT phân cho và cả căn nhà của con gái tôi, nhưng cũng không đủ”, ông Huyên cho hay. Từ một đại gia đúng nghĩa, ông Huyên giờ phải ở tạm trong nhà khách của công ty với đủ thứ máy móc xập xệ xuống cấp theo thời gian.

“Tôi sản xuất 40 loại xe, loại 40% nội địa hóa chỉ ở 1 – 2 model. Tôi đặt ra chương trình nội địa hóa theo cách mời kỹ sư Nhật thiết kế rồi chuyển giao, mời kỹ sư Thụy Điển hiện đại hóa xưởng lắp ráp… Doanh nghiệp Việt Nam đến thời điểm này thật sự cũng chưa nội địa hóa mạnh. Chỉ có tôi là “thằng dở hơi” mới nội địa hóa nhiều, mới đầu tư từ khâu thiết kế” Ông Bùi Ngọc Huyên, Chủ tịch HÐQT Công ty Vinaxuki

Trong bức “tâm thư”, ông Huyên cho biết, khó khăn lớn nhất dẫn đến dự án chế tạo xe ô tô con chết yểu chính là việc tháng 6/2010 khi Vinaxuki cơ bản xây dựng và lắp đặt xong các dây chuyền công nghệ và bắt đầu sản xuất thử thì khủng hoảng quay lại. Hàng nghìn ô tô làm ra bị ế,  giá xe giảm khiến việc thu hồi vốn giảm mạnh. Bước sang năm 2012, sau 20 năm hoạt động, lần đầu tiên công ty bị lỗ 45 tỷ đồng. Cùng đó, dù dự án đã đầu tư xong, các  mẫu xe đã xuất bán hoặc đang hiệu chỉnh, hoàn thiện thì ngân hàng đồng loạt cắt vốn lưu động.  

“Vinaxuki đã nghe lời ngân hàng bán cả nhà ở, vét từng đồng trả nợ lãi ngân hàng để mong được tái cơ cấu vốn lưu động. Ðây là thời điểm công ty không còn tiền để trả lương, mua nguyên liệu, các dây chuyền sản xuất, nên mọi thứ chững lại”, ông Huyên cho biết.

Khuynh gia bại sản vì giấc mơ ô tô Việt - 2

Những thiết bị và công nhân cuối cùng của Vinaxuki.

Tôi là “thằng dở hơi”…

Trước những khó khăn, một lần nữa ông chủ Vinaxuki khẩn thiết đề nghị Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước cho doanh nghiệp tái cơ cấu vốn theo cơ chế hợp lý và vay 200 tỷ vốn lưu động hoặc cùng đầu tư để các nhà máy vận hành trở lại; tìm đối tác bán cổ phần, thu hồi vốn trả VAMC và các ngân hàng. “Tôi chỉ mong họ cho mình vay vài trăm tỷ với lãi vay thương mại cũng được, chứ không cần lãi suất ưu đãi gì hết”, ông Huyên nói.

Trong cuộc trao đổi với PV Tiền Phong cuối năm 2015 và gần đây khi doanh nghiệp trong cảnh nợ chồng chất, công nhân nghỉ gần hết, dự án thì vẫn dang dở, ông Huyên thừa nhận mình là “thằng dở hơi” khi một mình một ngựa đầu tư với tỷ lệ cao cho việc nội địa hóa. “Tôi sản xuất 40 loại xe, loại 40% nội địa hóa chỉ ở 1 – 2 model. Tôi đặt ra chương trình nội địa hóa theo cách mời kỹ sư Nhật thiết kế rồi chuyển giao, mời kỹ sư Thụy Ðiển hiện đại hóa xưởng lắp ráp. Ðây là bước khởi đầu cho nội địa hóa mạnh, tiến tới sản xuất hàng loạt. Doanh nghiệp Việt Nam đến thời điểm này thật sự cũng chưa nội địa hóa mạnh. Chỉ có tôi là “thằng dở hơi” mới nội địa hóa nhiều, mới đầu tư từ khâu thiết kế”, ông Huyên nói và tiếp tục say sưa với kế hoạch vực dậy dự án trong suốt gần 2 tiếng đồng hồ.

Khuynh gia bại sản vì giấc mơ ô tô Việt - 3

Những chiếc xe chung số phận chưa biết bao giờ mới hoàn thiện của Công ty Vinaxuki.

Ông Huyên thừa nhận, dù đã được cảnh báo khi bắt tay vào làm rằng, chế tạo ô tô con là cuộc chơi vốn không dành cho kẻ ít tiền, dù tại thời điểm bắt đầu dự án ông Huyên vẫn là một đại gia đúng nghĩa, bản thân ông cũng toát mồ hôi khi phải chi rất nhiều tiền để đầu tư. “Tôi đầu tư 22 máy làm khuôn. Có máy mua của Mitshubishi mua của Nhật lên tới 17 tỉ đồng, đủ để xây một nhà máy lắp ráp xe máy. Những con robot để cắt lade mua ở Thụy Ðiển tới hơn 300.000 đô la. Ðầu tư nhiều tiền như vậy đáng lẽ nhà nước phải hỗ trợ khuyến khích nhưng trong chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam hiện nay, sản xuất ô tô con không được đưa vào danh mục cơ khí trọng điểm nên doanh nghiệp rất thiệt thòi”, ông Huyên kể.

Những ngày này, khi lời kêu cứu của “ông già mê chế tạo ô tô” xem chừng chưa có lời giải, chưa có lời hồi đáp, ông Huyên vẫn lủi thủi một mình trong khu nhà máy sản xuất ôtô con đóng cửa từ năm 2013. Nhà cửa bán hết để trả nợ, dù phải tá túc trong nhà khách của công ty nhưng ông chủ của thương hiệu Vinaxuki vang bóng một thời vẫn khát khao, tìm mọi cách vực dậy “đứa con đầu tiên” và tiếp tục thực hiện “giấc mơ ô tô Việt” còn dang dở... Nhưng ai cũng có cái lý lẽ của mình, thị trường vốn dĩ vẫn khắc nghiệt với quy luật của nó: Không theo kịp thì sẽ bị đào thải.

Năm 2015 ông Huyên đem tới triển lãm  giới thiệu những chiếc ô tô 4 chỗ với thương hiệu VG (Vietnam Graceful- Duyên dáng Việt Nam) có động cơ 1.5 L nhập từ hãng Mitsubishi (Nhật Bản), dung tích bình xăng 45 lít. Toàn bộ khung xe có chất liệu thép, độ bền cao do Vinaxuki sản xuất với tỉ lệ nội địa hóa đạt 50%. Giá bán dự kiến 350 triệu đồng (số sàn) và 390 triệu đồng (số tự động). Bên cạnh đó, Vinaxuki còn có dòng xe 4 chỗ VG 1.0 với giá bán 200 triệu đồng.

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Giá vàng hôm nay 11/10: Quay đầu lao dốc

Giá vàng hôm nay 11/10: Quay đầu lao dốc - 1

Giá vàng hôm nay 11/10 quay đầu lao dốc giảm mạnh (Ảnh minh họa)

Cụ thể, giá vàng SJC trên hệ thống của SJC tại TP. HCM sáng nay đã lao dốc giảm mạnh 50 nghìn đồng hai chiều về 35,45-35,70 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra ở mức 250 nghìn đồng.

Giá vàng nhẫn tròn SJC lao dốc giảm mạnh hơn với mức 100 nghìn đồng hai chiều về 34,48-34,83 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch mua, bán loại vàng này được giữ ở mức 350 nghìn đồng.

Tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC cũng giảm mạnh về 35,45-35,72 triệu đồng/lượng.

Tại hệ thống Doji, giá vàng SJC và giá vàng Doji sáng nay giảm nhẹ 20 nghìn đồng hai chiều về 35,60-36,66 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá ở đây được giữ ở mức hẹp 60 nghìn đồng.

Nên đọcGiá vàng hôm nay 11/10: Đột phá lên mốc mới?

Trong khi đó, giá vàng thế giới tại Hồng Kông lúc 8h sáng nay (theo giờ Việt Nam) đã đảo chiều giảm 2,5 USD (0,2%) về 1.256,9-1.257,9 USD/ounce. Mức giá cao nhất ghi nhận kể từ đầu phiên là 1.265,8 USD/ounce.

Trong phiên giao dịch đêm qua theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay giao dịch trong biên độ hẹp quanh ngưỡng 1.260 USD/ounce và không có đột phá về giá.

Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, các chỉ số chứng khoán Mỹ đề tăng ngoạn mục: Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 88,55 điểm lên 18.329,04 điểm; chỉ số S&P 500 tăng 9,92 điểm lên 2.163,66 điểm và chỉ số NASDAQ cũng tăng 36,27 điểm lên 5.328,67 điểm.

Bán nhà ở xã hội phải nộp từ 50-100% tiền sử dụng đất

Đây là một trong những nội dung mới tại Thông tư Thông tư số 139/2016/TT- BTC mà Bộ Tài chính vừa ban hành hướng dẫn miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; hoàn trả lại hoặc khấu trừ cho chủ đầu tư khi xây dựng nhà ở xã hội và phương pháp xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi người mua, thuê mua được phép bán lại nhà ở xã hội.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/11/2016.

Bán nhà ở xã hội phải nộp từ 50-100% tiền sử dụng đất - 1

Theo Thông tư quy định về việc nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội:

Việc nộp tiền sử dụng đất của người mua, thuê mua nhà ở xã hội khi được phép bán lại nhà ở xã hội sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP.

Trường hợp bán nhà ở xã hội là căn hộ nhà chung cư thì người bán phải nộp cho ngân sách nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó.

Trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất.

Dự án nào sẽ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất?

Bên cạnh quy định về nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội, Thông tư 139 của Bộ Tài chính cũng quy định việc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Theo đó, sẽ miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, bao gồm cả quỹ đất để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội.

Đồng thời miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng quỹ đất 20% của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị theo quy định của pháp luật về nhà ở, bao gồm cả phần diện tích đất 20% để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội.

10 triệu tỷ đồng tài sản công: Quản thế nào?

10 triệu tỷ đồng tài sản công: Quản thế nào? - 1

Minh họa: Khều.

Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (như Ngân hàng Thế giới - WB), trị giá tài sản công của mỗi quốc gia thường bằng 4 lần GDP nước đó. Ở Việt Nam, tổng trị giá tài sản công còn có thể lớn hơn nhiều, do ngoài tài sản các cơ quan nhà nước nắm giữ, còn một lượng lớn tài sản công ở các doanh nghiệp nhà nước; và tài sản nhà nước được định nghĩa rộng hơn nhiều nước trên thế giới.

Loay hoay quản lý công sản

Tuy số lượng tài sản công rất lớn, nhưng Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008, mới đưa vào quản lý 4 loại tài sản gồm: Trụ sở và tài sản trên đất; quyền sử dụng đất của các cơ quan, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; các tài sản khác do pháp luật quy định. Trị giá tài sản thuộc 4 nhóm này khoảng 1,04 triệu tỷ đồng (gần 50 tỷ USD).

Theo Bộ Tài chính, số tài sản này mới là một phần rất nhỏ trong tổng tài sản công, còn nhiều tài sản khác cũng được xem là tài sản công cần đưa vào quản lý, như: Các công trình cấp nước sạch (tổng trị giá hơn 20.000 tỷ đồng); Hệ thống đường bộ (hơn 39.000 tuyến đường, tổng trị giá hơn 1,83 triệu tỷ đồng); Các nguồn tài nguyên thiên nhiên, mỏ quặng… những tài sản này lâu nay ít được quan tâm, quản lý. Bộ Tài chính ước tính tổng số tài sản công phải lên tới 10 triệu tỷ đồng. Đây là nguồn lực quan trọng, bền vững cần được khai thác hiệu quả để phát triển kinh tế - xã hội.

Do luật hiện nay chưa bao quát hết số lượng tài sản công cần được phân định, quản lý, dẫn tới quy định còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ, thất thoát, lãng phí, tham nhũng… Điển hình như xe công, hiện cả nước có hơn 37.000 xe công, sau khi Bộ Tài chính tổng hợp, rà soát, số xe dôi dư lên tới khoảng 7.000 xe. Số xe công dôi dư này Bộ Tài chính dự kiến sẽ thu hồi về để điều chuyển cho đơn vị còn thiếu, số xe quá hạn sử dụng sẽ được bán thanh lý.

Ngoài ra, với hơn 155.000 cơ sở nhà đất thuộc cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, có không ít bị sử dụng sai mục đích. Điển hình như mới đây Tổng Cty Đường sắt Việt Nam bị phát hiện định bán rẻ 2 lô “đất vàng” tại số 80 Lý Thường Kiệt và 22 Phan Bội Châu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tổng công ty này dùng đất thuộc sở hữu nhà nước để góp vốn kinh doanh, sau đó doanh nghiệp báo cáo thua lỗ và tìm cách để bán thanh lý nhằm rút vốn. Qua hình thức này, đất “vàng” của nhà nước sẽ bị “phù phép” để chuyển cho tư nhân với giá rẻ. Rất may sự việc đã bị cơ quan chức năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Vấn đề đầu tư, mua sắm tài sản công cũng còn nhiều việc phải bàn. Như với mua sắm ô tô công, để ngăn chặn tình trạng mua xe công vượt định mức, tiêu chuẩn gây lãng phí ngân sách, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính mua sắm ô tô công tập trung cấp Quốc gia từ năm 2016. Tuy nhiên, sau hơn nửa năm chuẩn bị, tới tháng 7 vừa qua, Bộ Tài chính đã phải xin Thủ tướng hoãn thực hiện, do chưa xác định được nhu cầu mua ô tô công cả nước, vì một số đơn vị chậm báo cáo. Với các tài sản nhà nước khác, việc mua sắm tập trung cấp quốc gia tới nay cũng chưa thực hiện được.

10 triệu tỷ đồng tài sản công: Quản thế nào? - 2

Xe công bị sử dụng làm xe đưa dâu. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Chuyển từ miễn phí sang cho thuê

Hiện Bộ Tài chính đã xây dựng Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) nhằm: Khắc phục những tồn tại, hạn chế của luật hiện hành; Bảo đảm việc đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng; Đáp ứng yêu cầu mới về khai thác nguồn lực từ tài sản công cho phát triển đất nước (điều chưa được chú trọng).

Ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho biết, sửa luật hiện hành nhằm tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng, đầy đủ. Qua đó khắc phục hạn chế nổi cộm trong quản lý và sử dụng tài sản công, như: Phân tán, thiếu thống nhất, phạm vi quản lý hạn hẹp…, dẫn tới việc quản lý lỏng lẻo, tùy tiện, sử dụng lãng phí, thất thoát, không đúng mục đích, đối tượng. Luật mới đảm bảo tích hợp tổng tài sản quốc gia để khai thác hiệu quả nhất, vì muốn quản lý được phải biết nó thế nào, hiện trạng ra sao. Như với xe công, sau thời gian rà soát, sắp xếp và cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước, nay Bộ Tài chính có thể biết chính xác cả nước có bao nhiêu xe công, đang ở đâu, biển số thế nào; biết chính xác bao nhiêu nhà thuộc sở hữu nhà nước, được xây ra sao, hao mòn thế nào…

Do nhiều thay đổi lớn, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiện hành chỉ có 39 điều, nhưng dự thảo luật mới sửa đổi đã lên tới 137 điều, 10 chương. “Luật hiện hành quản lý số lượng tài sản công rất hạn hẹp, số thu ngân sách nhà nước từ tài sản công cho thuê hằng năm mới gần 100.000 tỷ đồng. Nếu luật mới được thông qua và nghiêm túc triển khai, số ngân sách thu được từ khai thác tài sản công sẽ lớn hơn rất nhiều”, ông Thắng nói.

Dự thảo luật sửa đổi lần này còn một số điểm mới như, chuyển từ giao đất công cho các đơn vị, tổ chức xã hội nghề nghiệp sử dụng, sẽ chuyển sang cho thuê. Bổ sung quy định, cho phép các cơ quan có thể tự vận hành hoặc thuê đơn vị dịch vụ để vận hành, khai thác tài sản công, như thuê đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, bảo vệ. Luật mới cũng quy định rõ ràng về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản công tại doanh nghiệp; quản lý và khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai…

Theo ông Thắng, thực thi luật hiện hành có nơi, có lúc chưa nghiêm, đặc biệt về chế độ, định mức, định lượng sử dụng tài sản công, do quy định xử lý vi phạm chưa đủ và chưa nghiêm. Vì vậy, dự thảo luật sửa đổi lần này phần xử lý vi phạm rất được ưu tiên và chặt chẽ hơn. Người vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn toàn bộ, sau đó có thể xử phạt hành chính, kỷ luật hoặc hình sự.

Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) đã được xây dựng từ năm 2013, dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp tháng 10 năm nay, và sẽ thông qua vào kỳ họp tháng 5/2017, có hiệu lực từ 1/1/2018. Theo Bộ Tài chính, luật hiện hành chủ yếu quản lý tài sản công theo đúng tiêu chuẩn, định mức, còn luật mới coi tài sản công là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách hỗ trợ người dân mua nhà ở XH đang gặp khó

Chính sách hỗ trợ người dân mua nhà ở XH đang gặp khó - 1

Rất có thể, thêm một lần chính sách hỗ trợ người dân mua nhà ở xã hội bị đổ bể. Ảnh minh họa

Không bố trí được nguồn vốn

Dù kết quả gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỉ đồng cho người nghèo, người thu nhập thấp mua nhà không mấy lạc quan nhưng khi gói hỗ trợ này kết thúc, không ít người lo lắng bởi giấc mơ sở hữu nhà tiếp tục trở nên xa vời. Tuy nhiên, một tin mừng đến với người dân khi ngay lập tức có Quyết định 1013/2016 của Chính phủ về mức lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8%/năm tại Ngân hàng Chính sách xã hội. 

Theo đó, người thu nhập thấp, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức… mua nhà ở xã hội tại ngân hàng này sẽ chỉ phải chịu mức lãi suất 4,8%/năm. Quyết định này áp dụng cho tất cả các khoản vay còn dư nợ trong năm 2016 và có hiệu lực đến hết ngày 31.12.2016. Nhưng niềm vui chẳng tày gang, chính sách này ra đời đã 4 tháng nhưng cho đến nay vẫn chưa biết nguồn vốn để thực hiện chương trình này sẽ lấy từ đâu. Trong khi đó, ngày 31.12.2016 chính sách này sẽ hết hiệu lực.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Bất động sản Đất Lành nhận định đây là vấn đề khó khăn và nguồn vốn từ đâu để thực hiện rất khó trả lời. Trong khi chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc chương trình, chính sách sẽ không đi vào thực tiễn.

Theo ông Đực, trước đây nhiều người dân và doanh nghiệp đã đánh cược theo gói 30.000 tỉ đồng, giờ lại thấp thỏm chờ đợi để vay vốn với lãi suất ưu đãi 4,8% khiến cho người dân không có nhà, các dự án bị dang dở.

“Người dân có khó khăn của người dân, doanh nghiệp có cái khó của doanh nghiệp. Trước mắt là doanh nghiệp không bán được hàng, những dự án nhà ở xã hội sau này sẽ không còn người mua bởi những ưu đãi đó không còn. Nhiều dự án đang thi công dở dang mà doanh nghiệp không bán được thì dễ “chết”, có thể gây hoảng loạn cho thị trường bất động sản” – ông Đực nói.

Trong cuộc họp vào tháng 7 vừa rồi, chính Bộ Xây dựng cũng cho rằng việc bố trí nguồn vốn đầu tư công để cấp bù lãi suất ưu đãi vay mua nhà ở xã hội không nằm trong quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng về tiêu chí cũng như hạn mức cấp. 

Đồng thời, ngân sách nhà nước hiện không đủ khả năng cân đối nên đề nghị Chính phủ giao việc lo nguồn vốn ngoài ngân sách thực hiện chương trình cho Bộ Xây dựng và Ngân hàng Chính sách xã hội. Do đó, nguồn vốn cho chương trình này cũng không biết lấy từ đâu.

Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản số 3923/BKHĐT-KCHTĐT ngày 23.5.2016 nêu lý do "Ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển còn khó khăn, nhu cầu chi thường xuyên lớn”. Do vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan có liên quan huy động các nguồn vốn khác ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội.

Không có vốn phải hỗ trợ chính sách

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), hiện nay, việc triển khai thực hiện chính sách nhà ở xã hội đang bị ách tắc trên thực tế do chưa bố trí được nguồn vốn từ ngân sách do đang có những ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành.

Do vậy, ông Châu đề xuất phương án Chính phủ cần giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem xét bố trí khoảng từ 500 - 1.000 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách trong năm 2016 để Ngân hàng Nhà nước có căn cứ tái cấp vốn và cấp bù lãi suất nhằm thực hiện chính sách nhà ở xã hội.

Còn ông Nguyễn Văn Đực cho rằng Nhà nước phải giúp doanh nghiệp làm nhà ở xã hội theo phương thức thương mại. Nhà nước không có tiền thì phải có biện pháp hành chính. Nếu không thì người dân không có nhà, doanh nghiệp muốn làm nhà giá rẻ cũng không được.

Ông Đực đề xuất, có thể cho làm nhà 20-25m2 thay vì 40m2 để người dân mua nhà dễ dàng hơn. Thay vì mua nhà 40m2 được lãi suất thấp thì mua 20-30m2 lãi suất cao cũng được. Chứ mua nhà diện tích cao thì dù lãi suất thấp thì người dân cũng không mua được. 

“Cần phải có một lối ra cho người thu nhập thấp. Việc hỗ trợ lãi suất 4,8% rất khó thực hiện, Nhà nước cũng đóng cửa về thủ tục làm nhà diện tích nhỏ thì người dân khó có thể có nhà. Nếu không hỗ trợ được bằng tài chính thì phải hỗ trợ bằng chính sách để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như người dân” – ông Đực nhấn mạnh. 

Như vậy, nếu không nhanh chóng bố trí nguồn vốn thì chính sách này xem như đổ bể, giấc mơ sở hữu nhà càng trở nên xa vời đối với người dân.

500 triệu USD bồi thường của Formosa được chi trả ra sao?

500 triệu USD bồi thường của Formosa được chi trả ra sao? - 1

Ngư dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi vụ cá chết hàng loạt ở biển miền Trung do Formosa gây ra - Ảnh: Hoàng Phúc

Bộ Tài chính vừa có công văn hướng dẫn UBND 4 tỉnh miền Trung việc quản lý, sử dụng, báo cáo và quyết toán kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển theo Quyết định số 1880 ngày 29-9 của Thủ tướng Chính phủ. Nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển được sử dụng từ khoản tiền Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh bồi thường, trị giá 500 triệu USD.

Phương án quyết toán được thực hiện theo trình tự như sau: Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp xã về đối tượng và thiệt hại đã được kiểm tra, thẩm định, UBND cấp huyện thực hiện thẩm định, phê duyệt đối tượng và kinh phí bồi thường thiệt hại với danh sách chi tiết kèm theo, tổng hợp gửi UBND tỉnh. Cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát, thẩm định và phê duyệt danh sách báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT).

Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phương án phân bổ kinh phí bồi thường thiệt hại về sự cố môi trường biển cho từng địa phương để triển khai thực hiện. Trong khi chờ địa phương báo cáo, Bộ Tài chính trình Thủ tướng tạm cấp kinh phí cho các địa phương để thực hiện chi trả.

Về quy trình tiếp nhận bồi thường, Kho bạc Nhà nước sẽ hướng dẫn chi tiết Kho bạc Nhà nước các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế tổ chức thực hiện. Việc chi trả kinh phí bồi thường thiệt hại cho người dân được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản trong trường hợp cá nhân có tài khoản, hoặc thanh toán bằng tiền mặt. Khi thanh toán chi trả phải lập bảng kê có ký nhận của đối tượng được nhận tiền.

Bộ Tài chính lưu ý riêng đối với 3 đối tượng gồm khai thác thủy sản trên tàu có công suất máy chính từ 90 CV trở lên, nuôi trồng thủy sản (thủy sản chết) và sản xuất muối, thu nhập bị mất của người lao động làm thuê được tính chung trong định mức bồi thường thiệt hại của chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối.

UBND các tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn các chủ tàu hoặc chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối thống kê danh sách như lao động làm thuê trên tàu, trong cơ sở sản xuất và mức bồi thường đối với mỗi lao động cho phù hợp, đảm bảo đồng thuận, có xác nhận của từng người lao động. Trên cơ sở đó thực hiện cấp 100% số tiền bồi thường thiệt hại cho chủ tàu, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối để cấp cho từng người lao động theo danh sách đã thống kê.

Bộ Tài chính yêu cầu UBND các xã có trách nhiệm công khai danh sách đối tượng được bồi thường, mức thiệt hại và kinh phí bồi thường thiệt hại cho từng đối tượng sau khi UBND cấp xã nhận được Quyết định phê duyệt của UBND cấp huyện trên trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn. Có 2 nội dung phải công khai gồm danh sách đối tượng nhận bồi thường (thực hiện trước khi chi trả bồi thường từ 3-5 ngày) và kết quả chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho các đối tượng (thực hiện công khai trong thời gian ít nhất là 30 ngày).

Quy định này nhằm đảm bảo việc chi trả trực tiếp đến người dân bị thiệt hại, kịp thời, đúng đối tượng, không để xảy ra tiêu cực.

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Cẩn trọng với đa cấp online

Người chơi dùng VNĐ mua Bitcoin (BTC - loại tiền tệ kỹ thuật số được trao đổi qua internet) rồi gửi cho chủ sàn thông qua một website của nước ngoài với lãi suất 1,5%-4% BTC/ngày và được chi trả hằng ngày. Một phụ nữ tên Hồng gợi ý như vậy để thu hút người chơi tiền gửi qua website.

Theo người này, sàn bitinet.net vừa kích hoạt kênh tiền gửi BTC tại Việt Nam, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Campuchia cách đây 1 tuần. Sau đó, chủ sàn - tập đoàn Bitinet có trụ sở ở Anh - sẽ mở rộng sân chơi đến 63 quốc gia. Do đó, người chơi có thể giao dịch BTC với cộng đồng quốc tế.

Mù mờ phương thức ủy thác

Bà Hồng cho biết: “Đây là hình thức ủy thác đầu tư cho Bitinet kinh doanh điện năng ở châu Á. Theo đó, người chơi có thể tham gia gói từ 0,1-10 BTC và 1 BTC hiện có giá trị chuyển đổi 14 triệu đồng. Ví dụ, với gói 6,1 BTC (khoảng 83 triệu đồng), người chơi nhận được 4% lãi suất/ngày. Như vậy, trong 25 ngày đầu, người chơi sẽ nhận đủ vốn, 10 ngày tiếp theo nhận 50% tiền lãi; các ngày còn lại tiếp tục nhận lãi cho đến hết 50 ngày là kết thúc một chu kỳ; tính ra, lãi suất lên tới 200%.

Trong khoảng thời gian này, người chơi không được rút hết tiền lãi mà phải tái đầu tư 50% số lãi đã nhận. Như vậy, trong chu kỳ thứ nhất, người chơi đã thu hồi vốn và nếu cất giữ thì trong chu kỳ tiếp theo, nhà đầu tư sẽ chơi với số vốn là 100% tiền lãi, trong đó 50% là vốn mới, phần còn lại là khoản tái đầu tư”.

Cẩn trọng với đa cấp online - 1

Sàn bitinet.net đang thu hút nhiều người chơi

“Vậy tiền đâu Bitinet trả lãi, nhà đầu tư mua BTC ở đâu?” - tôi hỏi và được ông Minh, người đi cùng bà Hồng, tải về điện thoại của tôi phần mềm Blockchain, được gọi là ví BTC. Sau đó, ông hướng dẫn tôi cài bảo mật 8 lớp ví BTC để an toàn khi chuyển - nhận tiền, thông tin từ chủ sàn gửi về điện thoại. “Còn BTC thì người chơi mua bằng VNĐ tại địa chỉ tienaovn.com, santienao.com hoặc gửi đường link ví BTC để tôi bán cho và chỉ nhận tiền sau khi người chơi nhận được BTC.

Như thế, người chơi sẽ yên tâm hơn khi mua qua mạng” - ông Minh thuyết phục. “Tiếp đến, nhà đầu tư cung cấp CMND, địa chỉ mail để chủ sàn cấp số tài khoản (ID) giao dịch, rồi chuyển BTC từ ví BTC của mình vào tổng Blockchain của Bitinet là xong. Riêng nguồn tiền để trả lãi thì tập đoàn Bitinet lấy từ lợi nhuận mua - bán BTC, kinh doanh điện năng” - bà Hồng bổ sung.

Chủ sàn không rõ ràng

Thấy tôi thắc mắc cách thức chuyển BTC sang VNĐ và việc muốn rút vốn trước hạn, bà Hồng giải thích: “Giả sử chơi 10 BTC, chủ sàn trả lãi suất 4%/ngày nhưng mới được 10 ngày, anh muốn rút vốn, tính ra anh chỉ mới nhận 40% vốn đầu tư. Vì thế, việc rút vốn chỉ có thể diễn ra khi anh thu hồi đủ vốn. Lúc đó, nếu anh muốn bán BTC thì tôi sẽ mua theo giá của thị trường”.

Khi tôi đặt ra tình huống người chơi không nhận được vốn và lãi thì ai sẽ chịu trách nhiệm, bà Hồng cố thuyết phục: “Ngày 25-10 sẽ có 5 người của Bitinet đến Việt Nam tiếp xúc các nhà đầu tư. Những đại diện này sẽ cam kết bồi thường 100% vốn gốc nếu từ nay đến cuối năm 2016, sân chơi Bitinet.net có trục trặc. Để tạo niềm tin, bọn tôi sẽ tạm ứng cho anh 10% vốn gốc vì đây là số tiền hoa hồng mà chúng tôi sẽ nhận được. Còn mọi giao dịch không có chứng từ gì hết ”. Ngay sau đó, ông Minh và bà Hồng mở điện thoại cho tôi xem họ đã chơi và nhận lãi hằng ngày từ sàn Bitinet.net.

Theo bà Hồng, trong 3 tháng đầu tiên, chủ sàn tập trung khai thác thị trường và bà là một những người tìm kiếm người chơi, phát triển hệ thống. “Do đó, nhà đầu tư nên tham gia từ đầu vì nếu trong vài tháng tới, bitinet.net rút khỏi Việt Nam thì đã thu hồi vốn” - bà Hồng nói.

Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư tài chính từng trải cảnh báo loại hình ủy thác đầu tư tiền gửi nêu trên có dấu hiệu bất thường. Gần đây, nhiều người từ Hà Nội kéo vào TP HCM chiêu dụ người chơi ủy thác đầu tư BTC qua sàn nước ngoài nhưng không ai xác minh được danh tính, năng lực tài chính của chủ sàn.

Truy cập sàn bitinet.net, chúng tôi cũng không tìm thấy thông tin nào thể hiện yếu tố pháp lý, lợi nhuận của chủ sàn ngoài một số thông tin giới thiệu chức năng kinh doanh điện, mua - bán BTC...

Không được pháp luật bảo vệ

Ngân hàng Nhà nước cho biết BTC không phải là tiền tệ, không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp; ẩn chứa nhiều nguy cơ gây thiệt hại cho người đầu tư, trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy, trốn thuế, giao dịch, thanh toán tài sản phi pháp... Bộ Công Thương cũng xác định BTC không phải là 1 loại hàng hóa do bộ này quản lý.

Theo TS Bùi Quang Tín (Trường ĐH Ngân hàng TP HCM), loại hình ủy thác đầu tư BTC là hình thức kinh doanh đa cấp trái pháp luật vì đây là tiền ảo nên xảy ra tranh chấp thì không có cơ sở pháp lý để phân xử. Vấn đề nguy hiểm lớn nhất là sau khi đã gửi BTC cho chủ sàn, người chơi vài lần được trả lãi đúng thời hạn. Khi thấy có lãi nhiều, người chơi tiếp tục vay mượn hay bán tài sản để mua - gửi thêm BTC nhằm kiếm lợi nhuận nhiều hơn. Khi sàn xảy ra sự cố, chỉ có người chơi lãnh hậu quả vì không được pháp luật bảo vệ.

Đánh sập website khi người chơi giảm

Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), công an tỉnh Phú Thọ, Quảng Ninh và TP HCM cùng cơ quan chức năng vừa phá chuyên án website huy động vốn theo mô hình đa cấp vào ngày 3-10.

Theo C50, Trần Văn Hạnh (SN 1988) và Phạm Văn Trường (SN 1987) khai nhận lập trang web www.gold889.com để thu hút người gửi tiền. Theo đó, người chơi sẽ chi 150.000 đồng để mua mã PIN của trang web và khi chuyển 2,6 triệu đồng, họ sẽ nhận về 4 triệu đồng sau 9 ngày tham gia. Hạnh và Trường thừa nhận sẽ chủ động đánh sập trang web khi người chơi giảm, không còn đủ tiền để chi trả như đã hứa hẹn. Mới hoạt động được một tháng nhưng trang web này đã huy động hơn 10 tỉ đồng, chiếm đoạt gần 3 tỉ đồng của nhiều người chơi.